Từ hai bàn tay trắng thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát trắng

Ông Hường tâm sự: “Vợ chồng tôi lấy nhau, tài sản chẳng có gì quý giá.
Tôi học hàng chục nghề, nhưng không gắn bó được với nghề nào lâu…”.
Đầu năm 1994, ông vay 25 triệu đồng từ Ngân hàng NNPTNT huyện Ninh Phước, mua 11 con dê giống và xây dựng chuồng trại.
Ông vừa nuôi, vừa học về thú y.
Sau 3 năm, ông đã có đàn dê 350 con.
Lúc này, dê đang trong thời điểm có giá, từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/con.
Ông bán gần hết đàn dê để trả các khoản nợ cũ và dư được trên 300 triệu đồng.
Ông dùng tiền mua 1,5ha đất cát trắng bỏ hoang và quyết tâm nuôi tôm sú.
Nhờ thời tiết thuận lợi, cộng thêm giá cả hợp lý nên vụ đầu tiên, ông thu được 10 tấn, doanh thu 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 500 triệu đồng.
“Cầm số tiền lớn trên tay mà cả gia đình tôi như đang trong mơ.
Không ai có thể ngờ bãi cát trắng hoang vu lại có thể đẻ ra tiền, đúng hơn là đẻ ra vàng.
Tôi lại mua thêm 3ha đất cát trắng nữa để mở rộng ao nuôi tôm.
Do chăm sóc kỹ nên các vụ tiếp theo, tôi thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/ha” – ông Hường kể.
Ông Tu Thanh Hường phát biểu tại lễ tuyên dương học sinh giỏi địa phương. Năm 2004, bệnh dịch xảy ra trên tôm sú làm ông thất bát.
Năm sau, ông Hường chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
Sự lựa chọn đúng đắn này đã giúp kinh tế của gia đình ông phát triển vượt bậc.
Hiện nay, ông đã có 7ha nuôi tôm thẻ chân trắng, trung bình xuất bán ra thị trường từ 100 – 150 tấn tôm/năm, doanh thu 10 – 12 tỷ đồng/năm, trừ chi phí lãi 5- 8 tỷ đồng/năm.
Trang trại nuôi tôm của ông Hường đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động, thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, ông còn cho những lao động khó khăn mượn tiền để xây nhà kiên cố mà không lấy đồng lãi nào.
Hàng năm, ông đóng góp công tác xã hội cho địa phương từ 20 – 30 triệu đồng.
Năm 2012, 2013, ông Hường vinh dự nhận bằng khen của T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam; năm 2014, 2015, ông nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
Mới đây, ông vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm

Giống cá tầm nhập ngoại tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 40%) do cá bột chưa quen với môi trường, khí hậu, nguồn nước, sức đề kháng kém. Nhiều lứa cá tầm, Công ty nuôi hơn 3 tháng vẫn chết do không thích nghi được với môi trường mới. Để chủ động giống, lãnh đạo Công ty đã đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Hà Nội) tìm hiểu kỹ thuật ươm cá bột.

Năm nay 44 tuổi, anh Nguyễn Ngọc Huy đã có 11 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Sinh ra và lớn lên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Cam Ranh được bao bọc bởi sóng và gió, thuở thiếu thời của anh Huy là những tháng ngày lênh đênh trên biển.

Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.