Từ 31.12.2016 nuôi cá tra phải áp dụng VietGAP

Đến nay mới 50% diện tích nuôi cá tra được cấp chứng nhận VietGAP.
Nghị định 36 cũng giúp các cơ quan quản lý có định hướng chiến lược phát triển về sản lượng, diện tích nuôi cá tra và đảm bảo cân đối về mặt cung - cầu trên thị trường tiêu thụ, ổn định giá cả.
Tuy nhiên, Nghị định 36 vẫn đang tồn tại một số điểm bất hợp lý gây khó thêm cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của DN.
Cụ thể, nhiều DN chưa đồng ý về quy định tỷ lệ mạ băng 10% và hàm lượng nước 83% ở sản phẩm cá tra chế biến; thời gian quy định tất cả cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước đó, dự thảo này quy định từ 31.12.2015, các cơ sở nuôi cá tra phải áp dụng một số quy định về điều kiện nuôi, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đến nay chỉ mới có gần 50% diện tích nuôi cá tra ứng dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt - GAP.
Nguyên nhân là một số tỉnh chậm hoàn thành việc rà soát, phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra ở địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ cấp mã số ao nuôi, xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, ứng dụng và chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).
Do đó, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 36 lùi thời hạn áp dụng VietGAP thêm 1 năm, theo đó từ ngày 31.12.2016 tất cả các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Chi phí sản xuất đội lên, trong khi giá bán ra liên tục giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân “vỡ mộng” với lúa chất lượng thấp… là thực trạng đã và đang diễn ra đối với vụ lúa hè thu muộn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Gần 95% sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu thô, không thương hiệu.

Trong lúc cây điều bị mất đi vị thế, nhiều người chặt bỏ để thay thế bằng cây khác, thì ông vẫn quyết tâm gắn bó với cây trồng này. Để tồn tại, ông đi theo hướng mà trước đây chưa ai từng làm, đó là trồng điều theo tiêu chuẩn của Tổ chức FLO (Tổ chức quốc tế về Dán nhãn và Thương mại công bằng), nhờ vậy ông đã mở ra hướng đi mới cho người trồng điều tại địa phương.

Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải.

Nhiều diện tích lúa mùa sớm ở ĐBSH đang trong giai đoạn đứng cái, mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 thấp. Tuy nhiên bệnh đốm nâu đã phát sinh gây hại một số ruộng.