Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ 31/12/2016, nuôi cá tra phải áp dụng nuôi thủy sản tốt

Từ 31/12/2016, nuôi cá tra phải áp dụng nuôi thủy sản tốt
Ngày đăng: 16/11/2015

Mục tiêu của cơ quan quản lý nhằm lập lại trật tự ổn định cho thị trường cá tra.

Từ đó các cơ quan quản lý có định hướng chiến lược phát triển về mặt sản lượng, diện tích vàđảm bảo cân đối về mặt cung - cầu trên thị trường tiêu thụ, ổnđịnh giá cả.

Bởi lâu nay, việc phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, sự canh tranh không lành mạnh của nhiều DN đã dẫn đến thị trường cá tra bất ổn, con cá tra xuất khẩu thường xuyên bị cácnước nhập khẩu áp dụng những hàng rào kỹ thuật, điều nàyđã làm cho sản phẩm cá tra Việt Nam mất thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Nghị định vẫn đang tồn tại một số điểm bất hợp lý gây khó thêm cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của DN.

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định thì có nhiều DN chưa đồng ý về quy định tỷ lệ mạ băng 10% và hàm lượng nước 83%, thời gian áp dụng quy định tất cả cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Trước đó, dự thảo này quy định từ 31-12-2015, các cơ sở phải áp dụng một số quy định về điều kiện nuôi, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có gần 50% diện tích nuôi cá tra ứng dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt - GAP.

Nguyên nhân là một số tỉnh chậm hoàn thành việc rà soát, phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra ở địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ cấp mã số ao nuôi, xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, ứng dụng và chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).

Do đó, dự thảo sửa đổi lùi thời hạn áp dụng VietGAP thêm một năm, theo đó từ ngày 31/12/2016 tất cả các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định 36 yêu cầu từ 1/1/2015, tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu không được vượt quá 10% và hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh.

Tuy nhiên, nếu áp dụngthực hiện như theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 6 về tỷ lệ mạ băngkhông được vượt quá 10% (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng), và quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6 về hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) theo NĐ 36 ngay thờiđiểm này thì DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì hiện nay chưa có khách hàng và đối tượng tiêu thụ sản phẩm này.

Trên thực tế hiện tại các thị trường XK sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước, tỷ lệ mạ băng theo quy định của Nghị định36 còn tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10% thị phần XK các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.

Do đó, quy định chỉ được phép sản xuất sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước ≤83% và tỷ lệ mạ băng ≤10% đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ, XK cá tra.

Do đó, Bộ NNPTNT đề xuất giữ nguyên quy định trên, nhưng đề nghị Chính phủ giao cho Bộ hướng dẫn lộ trình thực hiện theo hướng lùi thời hạn áp dụng.

Cụ thể, đến ngày 31/12/2018, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK có tỷ lệ mạ băng ≤20%; hàm lượng nước tối đa ≤86% so với khối lượng tịnh của sản phẩm.

Từ ngày 01/01/2019 mới áp dụng đầy đủ quy định như trên.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Cán Đích Ngoạn Mục Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Cán Đích Ngoạn Mục

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Giá trị XK thủy sản tháng 10 ước đạt 736 triệu USD, đưa giá trị XK 10 tháng đầu năm đạt 6,48 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,25% tổng giá trị XK. 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng với mức tăng tương ứng đạt 7,73%, 43,11% và 24,9%.

04/11/2014
Gỡ “Nút Thắt” Vốn Cho Nông Nghiệp Gỡ “Nút Thắt” Vốn Cho Nông Nghiệp

Để mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp cần phải khơi thông nguồn vốn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người nông dân. Đó đang là mục tiêu đặt ra không chỉ của ngành nông nghiệp mà cả nền kinh tế.

04/11/2014
Gặp Khó Trong Xây Dựng Giao Thông Nông Thôn Gặp Khó Trong Xây Dựng Giao Thông Nông Thôn

Đi trên con đường lởm chởm ổ gà nối về trung tâm xã, phần nào sẽ hiểu được nỗi vất vả của người dân ở ấp Long Hòa B. Ở đây, có đến 2 tuyến đường xuống cấp, mỗi tuyến dài 6-7km. Người dân bức xúc vì ngày ngày đi lại, đưa đón con cháu đi học, chuyện té xe trở thành bình thường khi buộc phải đi qua đoạn đường này.

04/11/2014
Xuân Trường Tập Trung Các Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn Mới Xuân Trường Tập Trung Các Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn Mới

Trong số 7 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, của huyện giai đoạn 2010-2015 ở huyện Xuân Trường, đến nay đã có 1 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt 16 tiêu chí, còn lại đạt 11-15 tiêu chí. Để nỗ lực thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, huyện Xuân Trường chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.

04/11/2014
Thôn Thủy Trầm Phát Triển Nghề Sản Xuất Rau Giống Thôn Thủy Trầm Phát Triển Nghề Sản Xuất Rau Giống

Thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê là một trong những địa phương có truyền thống sản xuất cây rau giống không chỉ để cung cấp cho các xã trong địa bàn huyện, mà còn đưa ra các địa bàn lân cận và các tỉnh phía Bắc. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên vụ đông năm nay toàn thôn có gần 7ha sản xuất cây rau giống, tập trung chủ yếu ở các khu: 1,2,3. Từ nghề này nhiều hộ dân trong xã đã vươn lên làm giàu.

04/11/2014