Từ 31/12/2016, nuôi cá tra phải áp dụng nuôi thủy sản tốt

Mục tiêu của cơ quan quản lý nhằm lập lại trật tự ổn định cho thị trường cá tra.
Từ đó các cơ quan quản lý có định hướng chiến lược phát triển về mặt sản lượng, diện tích vàđảm bảo cân đối về mặt cung - cầu trên thị trường tiêu thụ, ổnđịnh giá cả.
Bởi lâu nay, việc phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, sự canh tranh không lành mạnh của nhiều DN đã dẫn đến thị trường cá tra bất ổn, con cá tra xuất khẩu thường xuyên bị cácnước nhập khẩu áp dụng những hàng rào kỹ thuật, điều nàyđã làm cho sản phẩm cá tra Việt Nam mất thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, Nghị định vẫn đang tồn tại một số điểm bất hợp lý gây khó thêm cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của DN.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định thì có nhiều DN chưa đồng ý về quy định tỷ lệ mạ băng 10% và hàm lượng nước 83%, thời gian áp dụng quy định tất cả cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước đó, dự thảo này quy định từ 31-12-2015, các cơ sở phải áp dụng một số quy định về điều kiện nuôi, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có gần 50% diện tích nuôi cá tra ứng dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt - GAP.
Nguyên nhân là một số tỉnh chậm hoàn thành việc rà soát, phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra ở địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ cấp mã số ao nuôi, xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, ứng dụng và chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).
Do đó, dự thảo sửa đổi lùi thời hạn áp dụng VietGAP thêm một năm, theo đó từ ngày 31/12/2016 tất cả các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, Nghị định 36 yêu cầu từ 1/1/2015, tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu không được vượt quá 10% và hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh.
Tuy nhiên, nếu áp dụngthực hiện như theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 6 về tỷ lệ mạ băngkhông được vượt quá 10% (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng), và quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6 về hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) theo NĐ 36 ngay thờiđiểm này thì DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì hiện nay chưa có khách hàng và đối tượng tiêu thụ sản phẩm này.
Trên thực tế hiện tại các thị trường XK sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước, tỷ lệ mạ băng theo quy định của Nghị định36 còn tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10% thị phần XK các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.
Do đó, quy định chỉ được phép sản xuất sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước ≤83% và tỷ lệ mạ băng ≤10% đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ, XK cá tra.
Do đó, Bộ NNPTNT đề xuất giữ nguyên quy định trên, nhưng đề nghị Chính phủ giao cho Bộ hướng dẫn lộ trình thực hiện theo hướng lùi thời hạn áp dụng.
Cụ thể, đến ngày 31/12/2018, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK có tỷ lệ mạ băng ≤20%; hàm lượng nước tối đa ≤86% so với khối lượng tịnh của sản phẩm.
Từ ngày 01/01/2019 mới áp dụng đầy đủ quy định như trên.
Có thể bạn quan tâm

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường.