Từ 25-8, Ngân Hàng Được Cấp Bù Lãi Suất Cho Vay Phát Triển Thủy Sản

Ngày 22-8, Bộ Tài chính cho biết, Thứ trưởng Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Đối tượng được cấp bù lãi suất là các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của NHNN.
Thông tư quy định, các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau: Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định; Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm các khoản cho vay trong hạn, các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại nợ theo quy định.
Mức lãi suất cấp bù cho các ngân hàng thương mại được quy định cụ thể:
Đối với năm đầu tiên (12 tháng), tính từ ngày ký hợp đồng tín dụng (chủ tàu được miễn lãi theo quy định): Mức lãi suất cấp bù là 7%/năm. Trường hợp NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thấp hơn 7%/năm thì mức lãi suất cấp bù là lãi suất cho vay do NHNN công bố.
Từ năm thứ hai trở đi của hợp đồng tín dụng, mức lãi suất cấp bù là chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng thương mại cho vay và lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định. Trường hợp NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thấp hơn 7%/năm thì lãi suất cho vay làm căn cứ cấp bù là lãi suất cho vay do NHNN công bố.
Thông tư này được áp dụng từ ngày 25-8-2014.
Chương trình cấp bù lãi suất nằm trong chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh bắt thủy hải sản xa bờ trong gói hỗ trợ 16 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, đang mang đến nhiều hy vọng cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.

Theo anh thì gà sao có sức đề kháng dịch bệnh rất cao nên ít bị hao hụt, ngoài ra rất háo ăn, mau lớn, gà con sau 20 ngày tuổi có thể chuyển từ thức ăn tấm cám sang thức ăn công nghiệp hoặc lúa, bắp. Riêng phần chuồng trại cũng đơn giản không cần kiên cố, chủ yếu làm bằng cây lá để gà có chỗ trú mưa, tránh nắng.

Trong đó, gà lông gần 770 nghìn con, còn lại là gà chế biến. Thị trường tiêu thụ gà tương đối thuận lợi, giá từ 65 - 75 nghìn đồng/kg gà lông; 120 - 145 nghìn đồng/kg gà chế biến, người dân lãi từ 15 - 17 triệu đồng/1.000 con.

Về thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, anh Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi hơn 500 con heo tươi cười cho biết năm nay là năm thắng lợi nhất từ trước tới nay đối với gia đình anh. Giá cả ổn định ở mức 43.000 đến 44.000 đồng/kg, có lúc lên tới 49.000 đến 50.000 đồng/kg nên gia đình anh có lãi khá cao. “Với hơn 500 con heo năm nay gia đình tôi để ra khoảng vài trăm triệu” – anh Lâm nói.

Trò chuyện với kỹ sư nông nghiệp trẻ Ngô Thị Hạnh, cán bộ khuyến nông xã Song Mai về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị cho biết: "Mấy ngày trước Tết, gia đình tôi thu hoạch 2 ha khoai tây Atlantic, sản lượng đạt 28 tấn, với giá 6 nghìn đồng/kg, thu được 168 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng. Doanh nghiệp đến thu mua tại ruộng. Sắp tới, gia đình tôi sẽ thu hoạch nốt 3 ha khoai tây còn lại, ước thu về hơn 250 triệu đồng".