Truy tìm, triệt tận gốc chất cấm trong chăn nuôi

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, chỉ trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu tới 68 tấn chất Clenbuterol.
“Nguồn gốc các chất này ở đâu, có công ty nói là nhập làm thuốc cho người nhưng thực tế dùng cho người rất ít chất Clenbuterol.
Tôi đã nghe được thông tin đã có những công ty tuồn thuốc kháng sinh, tuồn chất cấm ra ngoài, tôi đã chỉ đạo kiểm tra nhưng chưa đạt.
Do đó tôi đề nghị phải tổng kiểm tra đối với kháng sinh và chất cấm” - Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát nói.
Ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các chất Sabutamol và Clenbuterol ngành y tế dùng để chữa hen phế quản.
Hiện các công ty dược mới được phép nhập và sản xuất thuốc để bán cho người dân.
Về quy định quản lý các chất này hiện nay đã rất đẩy đủ nên vấn đề ở chỗ là triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát.
“Có thể người dân mua thuốc thành phẩm hoặc buôn lậu, “xách tay” nguyên liệu, nên cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này” - ông Long nói.
Để xử lý tận gốc vấn đề chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Cần phải triệt tận gốc của vấn đề ở nhiều nơi chứ không chỉ ở các thành phố lớn.
Nếu cứ chỉ bắt được mấy người nuôi rồi xử phạt không ăn thua, phải triệt được những bọn buôn lậu, sản xuất chất cấm thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề”. Ông Lều Vũ Điều – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Tình hình sử dụng chất cấm trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của người nông dân làm ăn chân chính của chúng tôi.
Do đó, tôi rất ủng hộ việc các cơ quan quản lý kiên quyết xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm.
Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho các hội viên phát hiện, tố giác những đối tượng buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất cấm”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu: “Tất cả các bộ, ngành và địa phương lấy đợt cao điểm về ATVSTP từ nay đến Tết Nguyên đán và trong lĩnh vực nông nghiệp cần tập trung vào kiểm tra cụ thể các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, vàng ô, kháng sinh và dư lượng thuốc BVTV.
Bên cạnh việc xử lý các chất cấm, các cơ quan chức năng cũng cần khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất sạch.
Có thể bạn quan tâm

Hiện các vựa thu mua xô cam sành với giá 27.000 - 28.000 đồng/kg, tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với tháng trước đó. Những trái cỡ lớn, chín vàng đẹp có mức giá 29.000 đồng/kg. Tại các chợ, giá cam sành bán lẻ từ 32.000 - 37.000 đồng/kg.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh tại hội nghị “Sơ kết tháng hành động phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long” vừa tổ chức cuối tuần qua tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).

Trong khi các thương lái đang đứng ngồi không yên trước cảnh hàng nghìn xe dưa bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh, người dân các tỉnh miền trung cũng lao đao vì dưa hấu rớt giá thảm hại.

Tiền Giang có hàng ngàn ha chôm chôm, nhiều nhất tại xã cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy). Tại đây, xã cũng đã thành lập được Tổ hợp tác trồng chôm chôm và đã được công nhận đạt tiêu chí VietGAP từ năm 2011.
Ngoài thế mạnh về cây lúa và phát triển ngành thủy sản nước ngọt, Đồng Tháp còn có vùng chuyên canh cây ăn trái lớn với diện tích hơn 25 ngàn ha với các loại cây trồng chủ lực như: xoài, nhãn và cây có múi.