Truy tìm, triệt tận gốc chất cấm trong chăn nuôi

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, chỉ trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu tới 68 tấn chất Clenbuterol.
“Nguồn gốc các chất này ở đâu, có công ty nói là nhập làm thuốc cho người nhưng thực tế dùng cho người rất ít chất Clenbuterol.
Tôi đã nghe được thông tin đã có những công ty tuồn thuốc kháng sinh, tuồn chất cấm ra ngoài, tôi đã chỉ đạo kiểm tra nhưng chưa đạt.
Do đó tôi đề nghị phải tổng kiểm tra đối với kháng sinh và chất cấm” - Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát nói.
Ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các chất Sabutamol và Clenbuterol ngành y tế dùng để chữa hen phế quản.
Hiện các công ty dược mới được phép nhập và sản xuất thuốc để bán cho người dân.
Về quy định quản lý các chất này hiện nay đã rất đẩy đủ nên vấn đề ở chỗ là triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát.
“Có thể người dân mua thuốc thành phẩm hoặc buôn lậu, “xách tay” nguyên liệu, nên cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này” - ông Long nói.
Để xử lý tận gốc vấn đề chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Cần phải triệt tận gốc của vấn đề ở nhiều nơi chứ không chỉ ở các thành phố lớn.
Nếu cứ chỉ bắt được mấy người nuôi rồi xử phạt không ăn thua, phải triệt được những bọn buôn lậu, sản xuất chất cấm thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề”. Ông Lều Vũ Điều – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Tình hình sử dụng chất cấm trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của người nông dân làm ăn chân chính của chúng tôi.
Do đó, tôi rất ủng hộ việc các cơ quan quản lý kiên quyết xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm.
Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho các hội viên phát hiện, tố giác những đối tượng buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất cấm”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu: “Tất cả các bộ, ngành và địa phương lấy đợt cao điểm về ATVSTP từ nay đến Tết Nguyên đán và trong lĩnh vực nông nghiệp cần tập trung vào kiểm tra cụ thể các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, vàng ô, kháng sinh và dư lượng thuốc BVTV.
Bên cạnh việc xử lý các chất cấm, các cơ quan chức năng cũng cần khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất sạch.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.

Cũng theo ông Quang, các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Thông tư quy định rõ từ 21 giờ đến 6 giờ, các cơ sở nuôi yến không được sử dụng âm thanh để dẫn dụ yến. Ngoài ra, các cơ sở nuôi yến phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch.

Đầu tháng 7/2013, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng sản xuất và chế biến đóng hộp nấm, rau quả xuất khẩu - Khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển đối với nấm rơm và rau quả xuất khẩu ở Lai Vung.

Nông dân ở các vùng Hiệp Thạnh, Liên Nghĩa, Liên Hiệp, Bình Thạnh (Đức Trọng), Đạ Ròn (Đơn Dương) đang chuyển nhiều diện tích trồng bắp thu trái sang trồng bắp thu cả cây để rút ngắn thời vụ canh tác, ổn định giá bán ra.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.