Truy tìm, triệt tận gốc chất cấm trong chăn nuôi

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, chỉ trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu tới 68 tấn chất Clenbuterol.
“Nguồn gốc các chất này ở đâu, có công ty nói là nhập làm thuốc cho người nhưng thực tế dùng cho người rất ít chất Clenbuterol.
Tôi đã nghe được thông tin đã có những công ty tuồn thuốc kháng sinh, tuồn chất cấm ra ngoài, tôi đã chỉ đạo kiểm tra nhưng chưa đạt.
Do đó tôi đề nghị phải tổng kiểm tra đối với kháng sinh và chất cấm” - Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát nói.
Ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các chất Sabutamol và Clenbuterol ngành y tế dùng để chữa hen phế quản.
Hiện các công ty dược mới được phép nhập và sản xuất thuốc để bán cho người dân.
Về quy định quản lý các chất này hiện nay đã rất đẩy đủ nên vấn đề ở chỗ là triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát.
“Có thể người dân mua thuốc thành phẩm hoặc buôn lậu, “xách tay” nguyên liệu, nên cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này” - ông Long nói.
Để xử lý tận gốc vấn đề chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Cần phải triệt tận gốc của vấn đề ở nhiều nơi chứ không chỉ ở các thành phố lớn.
Nếu cứ chỉ bắt được mấy người nuôi rồi xử phạt không ăn thua, phải triệt được những bọn buôn lậu, sản xuất chất cấm thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề”. Ông Lều Vũ Điều – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Tình hình sử dụng chất cấm trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của người nông dân làm ăn chân chính của chúng tôi.
Do đó, tôi rất ủng hộ việc các cơ quan quản lý kiên quyết xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm.
Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho các hội viên phát hiện, tố giác những đối tượng buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất cấm”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu: “Tất cả các bộ, ngành và địa phương lấy đợt cao điểm về ATVSTP từ nay đến Tết Nguyên đán và trong lĩnh vực nông nghiệp cần tập trung vào kiểm tra cụ thể các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, vàng ô, kháng sinh và dư lượng thuốc BVTV.
Bên cạnh việc xử lý các chất cấm, các cơ quan chức năng cũng cần khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất sạch.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị kinh tế trên ha canh tác. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, điều này đã phát huy hiệu quả ở một số loại cây như cây lúa cấy mật độ hợp lý, bí đỏ, ngô nếp, đặc biệt là cây cà chua ghép trên nhiều đồng đất tại Vĩnh Tường.

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.