Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trưởng Thôn Nuôi Rắn Hổ Mang Rừng

Trưởng Thôn Nuôi Rắn Hổ Mang Rừng
Ngày đăng: 20/06/2012

Anh Nguyễn Đắc Hồng - Trưởng thôn Vạn Tuế (xã Tân Việt - Thanh Hà - Hải Dương) là một trong những người đi đầu trong phong trào nuôi rắn của huyện Thanh Hà.

Sinh năm 1970 trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngay từ nhỏ, anh Hồng đã phải phụ giúp gia đình rất nhiều công việc. Từ năm 1990 đến năm 1995, anh tham gia công tác Đoàn tại xã. Năm 1994, anh xây dựng gia đình. Lúc này, vừa phải lo công việc của tập thể, vừa phải lo tìm kế sinh nhai, nên anh đành xin nghỉ công tác tại xã. Vợ chồng anh chuyển sang thu mua hàng nông sản. Đến năm 2006, anh nghỉ chợ và được nhân dân trong thôn tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn. Thời gian này, anh còn kết hợp nuôi gà, vịt để tăng thêm thu nhập. Tuy nghề này cho thu nhập khá, nhưng lại "ngốn" rất nhiều thời gian của anh, nên việc của thôn xóm đôi khi đã không được trọn vẹn. Vì vậy, anh ngày đêm suy nghĩ, mong muốn tìm một nghề gì đó vừa có thể mang lại thu nhập thêm cho gia đình lại vừa có thể hoàn thành chức trách của mình với nhân dân. Tình cờ, anh được một người bạn ở tỉnh Hà Nam giới thiệu về mô hình nuôi rắn thương phẩm. Năm 2010, anh quyết định đầu tư nuôi thử nghiệm 65 con rắn hổ mang rừng. Do mới chập chững vào 
nghề, chưa có kinh nghiệm, anh chỉ nuôi mỗi hố 1 con, nên ban đầu xuất bán chỉ đủ vốn.

Năm 2011, để tích lũy thêm kinh nghiệm, anh đã sang tỉnh Hà Nam tham quan, tìm hiểu cách thức xây dựng chuồng trại và chăm sóc rắn. Anh quyết định đầu tư 150 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua con giống và thức ăn. Từ chỗ nuôi đơn lẻ, anh đã chuyển sang nuôi bầy đàn để tiết kiệm diện tích nuôi. Theo anh Hồng, nơi nuôi nhốt rắn phải được xây bằng bể kiên cố, các cửa phải kín để rắn không thể ra ngoài, chiều dài của bể là 2m, chiều ngang 1m và cao 0,8m. Trong bể xếp gạch để làm nơi cho rắn trú ngụ. Thức ăn của rắn cũng rất dễ kiếm, chủ yếu là cóc, chuột và gia cầm. Cứ 3 ngày mới phải cho rắn ăn 1 lần và chỉ phải cho ăn từ tháng 3 đến tháng 11, thời gian còn lại là rắn ngủ đông. Sau 2 năm, rắn có thể đạt trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con và có thể xuất bán.

Hiện anh Hồng chủ yếu nuôi rắn hổ mang rừng, hổ mang bành trắng với 250 con các loại, trọng lượng đạt từ 1,3 - 1,5 kg/con. Dự kiến cuối năm nay sẽ cho xuất ra thị trường khoảng 150 kg rắn thương phẩm với giá rắn thương phẩm hơn 1 triệu đồng/kg, anh ước sẽ thu lãi 100 triệu đồng.

Không những mạnh dạn, linh hoạt trong phát triển kinh tế, anh Hồng còn là một trưởng thôn trẻ tuổi, tâm huyết, hết lòng vì công việc chung. Anh tích cực vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phát triển kinh tế và chung tay xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

25/02/2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

25/02/2015
Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015
“Thủ Phủ” Dê Núi “Thủ Phủ” Dê Núi

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

25/02/2015
Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

25/02/2015