Trưởng làng gương mẫu, làm kinh tế giỏi

Sinh năm 1977, với đức tính hiền lành, cần cù, tháo vát và nhiệt tình công tác xã hội, anh Dặm được dân làng tín nhiệm bầu làm Trưởng làng.
Trên cương vị được giao phó, anh tâm niệm rằng: Trưởng làng là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân trong làng, nên mình phải làm những việc có lợi ích chung để bà con hiểu và tin tưởng; gia đình mình phải gương mẫu thực hiện trước, rồi bằng thực tế việc làm của mình vận động bà con cùng làm theo.
Muốn bà con tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào của địa phương, thì việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân phải được đặt lên hàng đầu.
Anh Dặm đang cắt cỏ voi cho bò ăn.
Rồi anh nghĩ rằng, muốn xóa đói giảm nghèo phải đổi mới cung cách làm ăn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất để tăng thu nhập. Anh đã đi tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả ở các xã bạn, nghe đài, đọc báo, xem ti vi, tìm gặp cán bộ khuyến nông, cán bộ Hội Làm vườn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
Anh quyết định phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con để tránh rủi ro. 9 ha đất rừng của anh được bố trí 2 ha trồng chuối, đu đủ, thơm, 7 ha trồng keo; 2 ha đất thổ được trồng mì cao sản; 3 sào ruộng nước sản xuất 2 vụ ăn chắc/năm. Anh còn nuôi 4 con bò, 5 con heo, 30 con gà. Từ sản xuất, chăn nuôi, tổng thu nhập của gia đình anh khoảng 110 triệu đồng/năm. Từ năm 2010 đến nay, gia đình anh liên tục được công nhận sản xuất giỏi.
Anh Dặm đã cùng với cấp ủy chi bộ làng tích cực tuyên truyền, vận động dân làng xây dựng khối đại đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trong khi vận động bà con thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, anh luôn truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho bà con học tập làm theo.
Anh cũng vận động gia đình và bà con tích cực tham gia xây dựng và giữ vững danh hiệu làng văn hóa, làng văn hóa sức khỏe nhiều năm liền.
Từ sự nhiệt tình, năng động trong công tác, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, anh Đoàn Văn Dặm đã vinh dự được chọn báo cáo điển hình về kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, tại Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V, giai đoạn 2010-2015 của huyện Vân Canh.
Có thể bạn quan tâm

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.