Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trưởng làng gương mẫu, làm kinh tế giỏi

Trưởng làng gương mẫu, làm kinh tế giỏi
Ngày đăng: 19/09/2015

Sinh năm 1977, với đức tính hiền lành, cần cù, tháo vát và nhiệt tình công tác xã hội, anh Dặm được dân làng tín nhiệm bầu làm Trưởng làng.

Trên cương vị được  giao phó, anh tâm niệm rằng: Trưởng làng là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân trong làng, nên mình phải làm những việc có lợi ích chung để bà con hiểu và tin tưởng; gia đình mình phải gương mẫu thực hiện trước, rồi bằng thực tế việc làm của mình vận động bà con cùng làm theo.

Muốn bà con tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào của địa phương, thì việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân phải được đặt lên hàng đầu.

Anh Dặm đang cắt cỏ voi cho bò ăn.  

Rồi anh nghĩ rằng, muốn xóa đói giảm nghèo phải đổi mới cung cách làm ăn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất để tăng thu nhập. Anh đã đi tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả ở các xã bạn, nghe đài, đọc báo, xem ti vi, tìm gặp cán bộ khuyến nông, cán bộ Hội Làm vườn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Anh quyết định phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con để tránh rủi ro. 9 ha đất rừng của anh được bố trí 2 ha trồng chuối, đu đủ, thơm, 7 ha trồng keo; 2 ha đất thổ được trồng mì cao sản; 3 sào ruộng nước sản xuất 2 vụ ăn chắc/năm. Anh còn nuôi 4 con bò, 5 con heo, 30 con gà. Từ sản xuất, chăn nuôi,  tổng thu nhập của gia đình anh khoảng 110 triệu đồng/năm. Từ năm 2010 đến nay, gia đình anh liên tục được công nhận sản xuất giỏi.

Anh Dặm đã cùng với cấp ủy chi bộ làng tích cực tuyên truyền, vận động dân làng xây dựng khối đại đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trong khi vận động bà con thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, anh luôn truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho bà con học tập làm theo.

Anh cũng vận động gia đình và bà con tích cực tham gia xây dựng và giữ vững danh hiệu làng văn hóa, làng văn hóa sức khỏe nhiều năm liền.

Từ sự nhiệt tình, năng động trong công tác, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, anh Đoàn Văn Dặm đã vinh dự được chọn báo cáo điển hình về kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, tại Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V, giai đoạn 2010-2015 của huyện Vân Canh.


Có thể bạn quan tâm

Đổ Xô Mua Heo Mỡ, Mừng Hay Lo? Đổ Xô Mua Heo Mỡ, Mừng Hay Lo?

Mấy ngày gần đây, thương lái từ các tỉnh phía Bắc vào Đồng Nai lùng mua heo mỡ có cân nặng từ 110 kg/con trở lên, kéo giá heo hơi tăng theo.

29/07/2013
Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

29/07/2013
Liên Minh Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Chư Prông Liên Minh Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Chư Prông

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

29/07/2013
Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

29/07/2013
Hiệu Quả Từ Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Hiệu Quả Từ Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

29/07/2013