Trưởng làng gương mẫu, làm kinh tế giỏi

Sinh năm 1977, với đức tính hiền lành, cần cù, tháo vát và nhiệt tình công tác xã hội, anh Dặm được dân làng tín nhiệm bầu làm Trưởng làng.
Trên cương vị được giao phó, anh tâm niệm rằng: Trưởng làng là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân trong làng, nên mình phải làm những việc có lợi ích chung để bà con hiểu và tin tưởng; gia đình mình phải gương mẫu thực hiện trước, rồi bằng thực tế việc làm của mình vận động bà con cùng làm theo.
Muốn bà con tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào của địa phương, thì việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân phải được đặt lên hàng đầu.
Anh Dặm đang cắt cỏ voi cho bò ăn.
Rồi anh nghĩ rằng, muốn xóa đói giảm nghèo phải đổi mới cung cách làm ăn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất để tăng thu nhập. Anh đã đi tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả ở các xã bạn, nghe đài, đọc báo, xem ti vi, tìm gặp cán bộ khuyến nông, cán bộ Hội Làm vườn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
Anh quyết định phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con để tránh rủi ro. 9 ha đất rừng của anh được bố trí 2 ha trồng chuối, đu đủ, thơm, 7 ha trồng keo; 2 ha đất thổ được trồng mì cao sản; 3 sào ruộng nước sản xuất 2 vụ ăn chắc/năm. Anh còn nuôi 4 con bò, 5 con heo, 30 con gà. Từ sản xuất, chăn nuôi, tổng thu nhập của gia đình anh khoảng 110 triệu đồng/năm. Từ năm 2010 đến nay, gia đình anh liên tục được công nhận sản xuất giỏi.
Anh Dặm đã cùng với cấp ủy chi bộ làng tích cực tuyên truyền, vận động dân làng xây dựng khối đại đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trong khi vận động bà con thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, anh luôn truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho bà con học tập làm theo.
Anh cũng vận động gia đình và bà con tích cực tham gia xây dựng và giữ vững danh hiệu làng văn hóa, làng văn hóa sức khỏe nhiều năm liền.
Từ sự nhiệt tình, năng động trong công tác, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, anh Đoàn Văn Dặm đã vinh dự được chọn báo cáo điển hình về kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, tại Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V, giai đoạn 2010-2015 của huyện Vân Canh.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.

Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.

Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.