Trứng, Thịt Gà Tăng Giá

Cận Tết, giá nhiều sản phẩm gia cầm như trứng, gà thịt đang có xu hướng nhích lên.
Theo dự đoán của giới kinh doanh, dù có tăng giá nhưng sản phẩm gia cầm sẽ khó có đột biến do nhóm mặt hàng này các công ty tham gia bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn hàng lớn nên đủ sức chi phối thị trường.
Người nuôi “mát mặt”
Chuẩn bị cúng tất niên và đãi thợ, cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Hằng - vợ một nhà thầu xây dựng ngụ quận 7, TP HCM - gọi điện cho mối quen ở Long An đặt mua 10 con gà ta loại ngon thì được báo giá 90.000 đồng/kg (gà lông), tăng 10.000 đồng/kg so với giá bán cách nay 1 tháng với lý do “giá Tết”.
Cũng nhân ngày nghỉ, các điểm bán gà sống trái phép trên đường Phạm Hùng (giáp ranh quận 8 và huyện Bình Chánh) và Lê Văn Lương (gần cầu Rạch Đỉa, quận 7) cũng tràn ra đường để chào mời khách mua. Theo khảo sát, giá gà ta ở đây từ 100.000-110.000 đồng/kg; sau khi thỏa thuận giá, khách có thể thuê làm giúp với giá 15.000 đồng/con.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, xác nhận giá gà lông màu xuất chuồng tại các trại trên địa bàn đang có xu hướng tăng do nhu cầu Tết. Giá bán phổ biến tại trại từ 70.000-75.000 đồng/kg (gà ta) và 45.000-48.000 đồng/kg (gà tam hoàng).
Trước đó, vào thời điểm tháng 10-2014, giá gà lông màu đã xuống rất thấp, dưới giá thành; có lúc gà tam hoàng bằng giá gà công nghiệp buộc các mối phải mang ra miền Bắc tiêu thụ.
Không chỉ người nuôi gà thịt, người nuôi gà đẻ trứng cũng đang “mát mặt” nhờ giá tăng. Chủ một trại gà đẻ trứng ở Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận gần đây, giá trứng gà bán tại trại xấp xỉ 20.000 đồng/chục, có lợi cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, bà cũng lo ngại mức giá này không kéo dài được lâu do những ngày Tết “hầu như không ai mua trứng gà” trong khi gà vẫn đẻ sẽ dẫn đến tồn hàng sau Tết.
Không lo sốt giá
Theo ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, hiện giá trứng gà (loại 1) bình ổn đang ở mức 24.000 đồng/chục trong khi trứng cùng loại ngoài thị trường đang bán từ 25.000-28.000 đồng/chục. Nguyên nhân do giá trứng thu mua tự do (không theo hợp đồng dài hạn) tại các trại nuôi gần đây tăng từ 2.000-3.000 đồng/chục, chủ yếu do tổng đàn gà đẻ trứng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, đại diện Công ty San Hà, Công ty Bình Minh (chuyên về gà thịt) cho biết dù giá thị trường đang có xu hướng tăng nhưng sản phẩm của công ty bán ra theo các hợp đồng vẫn giữ giá ổn định. Theo khảo sát, giá gà nguyên con làm sẵn đóng bao bì của các công ty có thương hiệu như Phạm Tôn, San Hà vẫn giữ mức ổn định.
Gà ta Gò Công, gà ta thảo mộc của San Hà có mức giá bán lần lượt là 110.000 -115.000 đồng/kg, gà tam hoàng (gà thả vườn) trong chương trình bình ổn còn đang được khuyến mãi giảm 2.000 đồng/kg (còn 58.000 đồng/kg), gà ta bình ổn giá của Phạm Tôn và Co.opmart đang được đăng ký giá bán 87.000 đồng/kg.
Theo Sở Công Thương TP HCM, nhóm mặt hàng này các công ty tham gia bình ổn chuẩn bị lượng hàng lớn, thịt gia cầm chiếm 63,4% và trứng gia cầm chiếm 42,3% nhu cầu của người dân TP nên đủ sức chi phối thị trường.
Không chỉ giữ giá mà các doanh nghiệp đã đăng ký kế hoạch khuyến mãi, trứng gia cầm sẽ giảm 1.000-2.000 đồng/chục trong 2 ngày trước Tết, thịt gia cầm giảm 10% vào 3 ngày cận Tết nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về giá các mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, tình hình nuôi thủy sản ở Bình Thuận gặp nhiều khó khăn, một số mô hình hiệu quả nuôi thấp, không có lãi. Nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh chủ yếu tập trung ở 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh, một số ít nuôi ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi và Hàm Tân.

Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.

Trong năm 2013, Chi cục thú y đã thực hiện việc quản lý theo chuỗi từ trại chăn nuôi - cơ sở giết mổ - cơ sở kinh doanh thịt cho hai cơ sở chăn nuôi heo và gà trên địa bàn tỉnh.

Trung tuần tháng 1-2014, có 4 nông dân Hà Lan, những chủ trại bò sữa cùng với ông Rinze Fokkema, giảng viên trường nông nghiệp vùng Friesland, phía Bắc Hà Lan đến Củ Chi TPHCM thực hiện vai trò “nông dân giúp nông dân”.