Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ Tạm Ngừng Thi Công Do Thiếu Vốn

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ có tổng diện tích 30ha, với các hạng mục gồm: Khu cá biển, khu giáp xác và khu nhuyễn thể. Ngoài ra còn các hạng mục nhà xưởng, nhà làm việc, hệ thống ống bơm...
Tổng vốn đầu tư giai đoạn I hơn 80 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2008 đến 2013. Tuy nhiên, đến nay dự án Khu B của Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ chỉ mới hoàn thành các hạng mục nhà làm việc chính, hệ thống các xưởng, trạm biến áp cung cấp điện, hệ thống ống cấp nước từ biển, trạm bơm cấp 1, các ao nuôi do phải điều chỉnh thiết kế thi công và đang trình Bộ NN-PTNT phê duyệt nên đến nay chưa hoàn thành theo đúng tiến độ.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cho biết, hiện ngân sách đầu tư công cho dự án giai đoạn 2011-2015 đã hết, vì vậy dự án buộc phải ngưng thi công do thiếu vốn, hiện giai đoạn II của dự án đang chờ phân bổ ngân sách từ Trung ương theo diện đầu tư công giai đoạn 2016-2020.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26.10, đại diện Phòng NNPTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, kết thúc 2 vụ nuôi tôm sú và thẻ chân trắng năm 2015, phần lớn ngư dân địa phương đều bị lỗ vốn trên diện tích đầu tư 650ha, do dịch bệnh tàn phá các ao nuôi.

Chạch bùn là loại cá thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, nhưng từ trước đến nay loại cá này chủ yếu được khai thác từ thiên nhiên nên hiệu quả kinh tế không cao.

Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...

Trước đây, người dân chỉ bắt sò giá loại lớn để làm thức ăn cho tôm hùm. Nhưng hiện nay, vì thương lái đổ xô mua loại sò này với giá cao nên người dân khai thác triệt để.