Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thị trường phân bón nội địa Việt Nam hưởng lợi

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tháng 8 năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 150,3 nghìn tấn, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 208,3 nghìn tấn, tăng 6,9% so cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân urê ước đạt 41,7 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 141,3 nghìn tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2014.
8 tháng đầu năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 1.431,3 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 1.675,4 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân urê 8 tháng đầu năm ước đạt 375,3 nghìn tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014, sản lượng phân NPK ước đạt 1.185,3 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhập khẩu phân bón 8 tháng đầu năm 2015 tăng 15,7% về số lượng và tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, do có sự chủ động trong sản xuất và tích trữ của các doanh nghiệp phân bón trong nước nên không có tình trạng khan hàng; tiêu thụ phân bón trong nước giảm chủ yếu do không phải mùa vụ chăm bón cho cây trồng nên sức mua yếu; giá các loại phân bón giảm nhẹ.
Trước việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường Thế giới; Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nới biên độ tỷ giá ngoại tệ lên +/- 3% và tăng tỷ giá thêm 1%, tương đương với việc tăng giá hàng tối đa thêm khoảng 5% là một khó khăn, thách thức đối với các nhà nhập khẩu nói chung và những nhà nhập khẩu phân bón nói riêng.
Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.
Bộ Công Thương cho biết thị trường phân bón trong thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.
Có thể bạn quan tâm

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.

Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.