Trung Quốc nhập khẩu đến 56% lượng mủ cao su Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 4/2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 252.416 tấn, giá trị đạt 360 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.429 USD/tấn (gần 30 triệu đồng/tấn).
So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 33,9% về lượng, giảm 3,3% về giá trị và giảm 27,8% về giá.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu (tăng 57% so với cùng kỳ năm trước), giá trị đạt 116 triệu USD (tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước). Tiếp đến là thị trường Malaysia đạt 42.426 tấn (thị phần 21,1%, tăng 43,9% so với cùng kỳ) và Ấn Độ 20.610 tấn (thị phần 10,3%, tăng 74,9%).
Có thể bạn quan tâm

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.

Ở Hậu Giang, kinh tế tập thể đã thể hiện một phần vai trò tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, hiện còn nhiều hợp tác xã yếu kém, rất cần những giải pháp hỗ trợ thiết thực từ ngành chức năng.

Ngày 6-10, Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương đã công bố cảnh báo của Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) với “tối hậu thư” cảnh báo hàng hoa quả xuất khẩu của VN.

Đó là một trong ba nội dung đáng chú ý được Bộ Tài chính đề nghị bổ sung vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.