Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh
Ngày đăng: 28/09/2015

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 430,87 USD/tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. Tám tháng đầu năm  xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 2,64% về khối lượng và giảm 8,74% về giá trị).

Xuất khẩu gạo 9 tháng giảm 10% về khối lượng

So với 8 tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2015 là thị trường Malaysia, Gana, Bờ Biển Ngà… Trong đó, Malaysia đã vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Các thị trường có sự giảm đột biến trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillippines, Singapore, Hong Kong.

Đánh giá từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản lượng lương thực của thế giới cũng dồi dào cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn do đó giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.

Giải thích rõ hơn, GSO cho hay, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Ngoài ra, trước đây Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp - thị phần chủ yếu của gạo Việt Nam.

Mặt khác, thời gian gần đây gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. 

Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức 345 - 355 USD/tấn (gạo 5% tấm) giảm hơn 115 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo. Chỉ số giá nhóm gạo tại thời điểm tháng 9 giảm 2,99% so với cuối năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Xoài nghịch mùa được giá Xoài nghịch mùa được giá

Xoài các loại bán tại vườn khu vực Tà Lọt, Ô Tứk Sa, Ô Tà Sóc… hiện có giá 15.000 đồng/kg, có thời điểm hơn 17.000 đồng/kg, tạo tâm lý phấn khởi với cư dân lập vườn trồng xoài và thu hoạch trái vụ.

12/11/2015
Trồng thanh long ruột đỏ Diễn Phú Trồng thanh long ruột đỏ Diễn Phú

Với vị ngọt đậm và thơm, màu sắc hấp dẫn, thanh long ruột đỏ trồng tại xã Diễn Phú (Diễn Châu, Nghệ An) được khách hàng ưa chuộng.

12/11/2015
Xóa nghèo từ cây hồng không hạt Xóa nghèo từ cây hồng không hạt

Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có gần 500 ha hồng không hạt, trong đó có hơn 300 ha cho thu hoạch, với sản lượng bình quân đạt 1.200 tấn/năm... trở thành loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

12/11/2015
Nhiều nông dân đổi đời nhờ nuôi đặc sản cá chiên Nhiều nông dân đổi đời nhờ nuôi đặc sản cá chiên

Nhiều hộ dân ở Tuyên Quang đã "đổi đời" nhờ đầu tư nuôi cá chiên - một loài cá đặc sản, quý hiếm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

12/11/2015
Cả trăm nghìn đồng một kg gạo dược liệu Cả trăm nghìn đồng một kg gạo dược liệu

Gạo chức năng hay còn được gọi là gạo "dược liệu" đang được cả thị trường xuất khẩu lẫn trong nước ưa chuộng dù giá cao gấp đôi, gấp tư loại thường.

12/11/2015