Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh
Ngày đăng: 28/09/2015

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 430,87 USD/tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. Tám tháng đầu năm  xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 2,64% về khối lượng và giảm 8,74% về giá trị).

Xuất khẩu gạo 9 tháng giảm 10% về khối lượng

So với 8 tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2015 là thị trường Malaysia, Gana, Bờ Biển Ngà… Trong đó, Malaysia đã vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Các thị trường có sự giảm đột biến trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillippines, Singapore, Hong Kong.

Đánh giá từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản lượng lương thực của thế giới cũng dồi dào cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn do đó giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.

Giải thích rõ hơn, GSO cho hay, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Ngoài ra, trước đây Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp - thị phần chủ yếu của gạo Việt Nam.

Mặt khác, thời gian gần đây gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. 

Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức 345 - 355 USD/tấn (gạo 5% tấm) giảm hơn 115 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo. Chỉ số giá nhóm gạo tại thời điểm tháng 9 giảm 2,99% so với cuối năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Cây Tiêu Trên Vùng Đồi Đá Cây Tiêu Trên Vùng Đồi Đá

Huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 hécta đất đồi đá thuộc các xã: Quang Trung, Gia Tân 3... trước đây chủ yếu chuyên canh cây chuối vì chịu được khô hạn. Từ khi chương trình nông thôn mới đưa điện về tận các thôn, ấp, đảm bảo phục vụ sản xuất, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích những cây trồng cho hiệu quả cao.

11/11/2014
Tiền Đề Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Tiền Đề Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Trong các năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.

11/11/2014
Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Chặt Chẽ Từ Sản Xuất Đến Tiêu Dùng Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Chặt Chẽ Từ Sản Xuất Đến Tiêu Dùng

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm. Tuy nhiên kết quả vẫn còn thiếu chặt chẽ và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

11/11/2014
Ông Chủ “Trang Trại Nhà Ống” Giữa Thủ Đô Và “Tuyệt Chiêu” Tránh Ô Nhiễm Ông Chủ “Trang Trại Nhà Ống” Giữa Thủ Đô Và “Tuyệt Chiêu” Tránh Ô Nhiễm

“Nếu gây ô nhiễm môi trường thì người chịu đầu tiên trước hết chính là gia đình nhà tôi, sau mới đến các gia đình hàng xóm. Vì vậy khâu xử lý vệ sinh môi trường xung quanh trong chăn nuôi đối với tôi và cả gia đình là điều vô cùng quan trọng”- ông Tiến chia sẻ khi nói về bí quyết thân thiện với môi trường của khu VAC trên cao.

11/11/2014
Thanh Long Ruột Đỏ “Sống Khỏe” Ở Vùng Bảy Núi Thanh Long Ruột Đỏ “Sống Khỏe” Ở Vùng Bảy Núi

Ông Hồ Văn Ri- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Pô Thi, xã An Cư, huyện Tịnh Biên (An Giang) là người đầu tiên trong vùng đưa cây thanh long ruột đỏ lên vùng đất Bảy Núi.

11/11/2014