Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh
Ngày đăng: 28/09/2015

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 430,87 USD/tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. Tám tháng đầu năm  xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 2,64% về khối lượng và giảm 8,74% về giá trị).

Xuất khẩu gạo 9 tháng giảm 10% về khối lượng

So với 8 tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2015 là thị trường Malaysia, Gana, Bờ Biển Ngà… Trong đó, Malaysia đã vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Các thị trường có sự giảm đột biến trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillippines, Singapore, Hong Kong.

Đánh giá từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản lượng lương thực của thế giới cũng dồi dào cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn do đó giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.

Giải thích rõ hơn, GSO cho hay, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Ngoài ra, trước đây Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp - thị phần chủ yếu của gạo Việt Nam.

Mặt khác, thời gian gần đây gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. 

Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức 345 - 355 USD/tấn (gạo 5% tấm) giảm hơn 115 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo. Chỉ số giá nhóm gạo tại thời điểm tháng 9 giảm 2,99% so với cuối năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi

Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).

22/04/2015
Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

22/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? "Đầu nậu" là ai?

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?

22/04/2015
Giá cá tra nguyên liệu giảm Giá cá tra nguyên liệu giảm

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.

22/04/2015
Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

22/04/2015