Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Ăn Hàng, Chuối Tăng Giá

Trung Quốc Ăn Hàng, Chuối Tăng Giá
Ngày đăng: 22/04/2014

Hơn tháng qua, giá chuối mốc được các thương lái liên tục đẩy lên cao, nhiều người trồng chuối phấn khởi, tập trung thu hoạch, tiêu thụ. Một trong những nguyên nhân chính là do Trung Quốc đang “ăn” mặt hàng này nên các tiểu thương mua gom để cung ứng, đẩy cầu lên cao.

Nhiều ngày qua, ở các vùng chuyên canh cây chuối của tỉnh Phú Yên luôn nhộn nhịp thương lái tìm về để thu mua. Ông Trương Văn Hương ở thôn Quang Thuận, xã An Lĩnh (Tuy An) cho hay: “Kể từ lúc thương lái bắt đầu đổ về đây để thu chuối đến nay đã hơn 1 tháng.

Nhà ai thu hoạch được bao nhiêu thì các thương lái thu mua hết. Vườn chuối gần 4ha của tôi vừa rồi thu hoạch, chuyển ra khỏi rẫy là có thương lái thu liền, chẳng phải vất vả chuyển chuối về xuôi để tiêu thụ như trước đây”. Nhờ thị trường tiêu thụ mạnh nên giá chuối liên tục được nâng lên.

Hiện chuối đang được thu mua với giá 8.500 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Theo ông Hương, so với giá chuối bán trước đây thì giá chuối hiện tại cao gần gấp 3 lần, còn so với giá bán chuối trong dịp tết vừa qua thì giá cao gấp đôi.

Hiện tại, không những giá bán chuối được đẩy lên cao mà cách thu mua chuối cũng rất dễ dàng. Theo nhiều người trồng chuối, cứ nhà ai thu hoạch được bao nhiêu là tư thương cân xô hết không kể chuối non hay già, đẹp hay xấu. Chứ còn trước đây, mỗi khi cân chuối là các thương lái tìm mọi cách để ép giá.

Ông Hồ Ngọc Hạch, phó thôn Quang Thuận, xã An Lĩnh (Tuy An) cho hay: Cả thôn Quang Thuận có hơn 170 hộ dân thì hầu như hộ nào cũng trồng chuối, bình quân mỗi hộ trồng khoảng 1 đến 4ha. Toàn xã có khoảng 600ha trồng chuối, tập trung ở các thôn Quang Thuận, Vịnh Xuân và Thái Long. Chuối được bà con trồng trên các vùng đất đồi sỏi, cho thu hoạch quanh năm. Hiện nay giá chuối và nhu cầu tiêu thụ chuối trên thị trường tăng cao nên người trồng rất phấn khởi.

Ước tính với giá Theo thống kê của Sở NN-PTNT, tổng đàn gia cầm toàn tỉnh có hơn 3,2 triệu con, trong đó hơn 70% là vịt, được nuôi tập trung ở các huyện Tuy An, Đông Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa… với quy mô đàn nuôi từ 1.000 đến 4.000 con/hộ, chủ yếu nuôi dưới hình thức chăn thả dọc các bờ sông, kênh mương và chạy đồng trong các mùa thu hoạch.

Bán chuối như hiện nay, mỗi héc ta chuối có thể cho lãi được 20 triệu đồng. Nghề trồng chuối phát triển ở địa phương từ nhiều năm qua, nhưng chưa năm nào bà con lại phấn khởi như năm nay vì cho thu nhập cao.

Không riêng xã An Lĩnh, tình hình mua bán chuối cũng diễn ra tương tự tại các xã chuyên canh cây chuối như An Thọ, An Xuân (Tuy An) và Sơn Long, Sơn Định (Sơn Hòa). Theo UBND xã Sơn Long, trên địa bàn xã, bà con phát triển nghề trồng chuối chủ yếu ở các thôn Trung Trinh và Phong Hậu, tuy nhiên địa phương chưa thống kê chính xác được diện tích canh tác loại cây này.

Một trong những nguyên nhân đẩy giá chuối lên cao trong thời gian qua là do nhu cầu thu mua chuối để xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh. Theo nhiều người trồng chuối ở xã An Lĩnh, hiện tại trên địa bàn xã có 3 tư thương là người của địa phương chuyên mua chuối của bà con.

Sau khi họ gom đủ hàng sẽ có thương lái khác đưa xe tải lớn đến bốc hàng và chở đi tiêu thụ. Theo ông N.V.H, một trong những thương lái chuyên thu mua chuối ở xã An Lĩnh, bình quân mỗi ngày ông thu mua được khoảng 3 tấn chuối. Sau vài ngày thu mua, số hàng này sẽ được sang tay tại chỗ cho một thương lái khác để họ chuyển qua Trung Quốc.

Cách thu mua chuối khá dễ dàng của các thương lái gom hàng cung ứng cho Trung Quốc đang tạo nên nhiều khó khăn cho các thương lái mua bán chuối của địa phương. Bà Huệ, một tư thương chuyên cung cấp chuối cho các tiểu thương bán chuối lẻ ở chợ Tuy Hòa cho hay: Hầu hết lượng chuối mốc tiêu thụ tại chợ được thu mua từ các vùng chuyên trồng chuối như Tuy An, Sơn Hòa.

Tuy nhiên nhiều ngày qua, bị sức cạnh tranh gay gắt trong thu mua của các thương lái nên lượng hàng mua giảm đáng kể, chất lượng chuối cũng không bằng mọi khi, giá thu lại cao ngất ngưỡng, gây nhiều khó khăn trong mua bán, ảnh hưởng đến thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Hợp Tác Xã Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Hợp Tác Xã

Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..

27/07/2013
Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Nấm Cao Cấp Tại Điện Biên Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Nấm Cao Cấp Tại Điện Biên

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.

02/05/2013
Triển Khai Thí Điểm Bảo Hiểm Tôm Nuôi Năm 2013 Triển Khai Thí Điểm Bảo Hiểm Tôm Nuôi Năm 2013

Từ ngày 1/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm, góp phần chia sẻ rủi ro, an sinh xã hội và kích thích phong trào nuôi tôm trong tỉnh phát triển.

03/06/2013
Liên Kết Sản Xuất Lúa Giống Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Tuy Phước - Ông Dân Thu Lãi Cao Ở Bình Định Liên Kết Sản Xuất Lúa Giống Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Tuy Phước - Ông Dân Thu Lãi Cao Ở Bình Định

Vụ ĐX 2012 - 2013, huyện Tuy Phước (Bình Định) xây dựng 13 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại các xã: Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Nghĩa và Phước Lộc, tổng diện tích 552 ha, có 3.095 nông hộ tham gia. Trong đó, liên kết sản xuất lúa giống hơn 341 ha, 2.009 hộ tham gia. Nông dân đã thu lãi khá từ sản xuất lúa giống.

03/05/2013
Phá Vỡ Vùng Ngọt Vì Con Tôm Phá Vỡ Vùng Ngọt Vì Con Tôm

Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh Cà Mau chia thành 2 vùng kinh tế chủ đạo mặn và ngọt. Tuy nhiên, thời gian qua, khi cây trồng chủ đạo của vùng ngọt là lúa lại không mang đến lợi nhuận cho người dân thì vật nuôi mũi nhọn vùng mặn là con tôm có xu hướng lấn áp.

27/07/2013