Trúng Mùa Bưởi Năm Roi

Theo ghi nhận của chúng tôi, hơn 10 ngày qua đi đâu trong xã Kế Thành (Kế Sách – Sóc Trăng) cũng nghe nhà vườn bàn tán vui nhộn khi bưởi trúng mùa, lại trúng giá.
Theo ông Đặng Văn Nám, Chủ nhiệm HTX Bưởi Năm roi Kế Thành ở ấp Kinh Giữa (xã Kế Thành) cho biết: Hiện tại, thương lái mua bưởi bán xô tại vườn (không phân loại) giá dao động từ 7.000 – 9.000 đ/kg, nếu bán cho các công ty thì bưởi xô có giá đến 12.000 đ/kg.
Đối với loại bưởi còn cành, màu xanh đẹp, tròn đều và nặng trên 1kg thì giá từ 18.000 – 20.000 đ/kg, tăng từ 3.000 – 5.000 đ so với cùng kỳ năm 2012.
“Gia đình tui có 1,3 ha bưởi Năm roi mới hái hơn nửa, thu được hơn 30 tấn. Rất vui là bưởi năm nay tốt trái, không bị sâu bệnh mà bán lại giá cao. Bưởi năm nay cho trái sai hơn năm rồi, nhưng nhờ phòng bệnh sớm nên vườn bưởi đã hơn 10 năm tuổi, trung bình 1 cây cho từ 70 – 80 trái/năm.
Tính ra 13 công bưởi vụ này tui có thể thu được khoảng 70 tấn bưởi, trừ hết chi phí thì có thể thu lời được hơn 400 triệu đồng” – ông Nám phấn khởi nói.
Có thể bạn quan tâm

Tát Ngà là một trong những xã có diện tích gieo trồng cao của huyện với 161 ha, thời tiết thuận lợi như hiện nay, nhiều diện tích lúa mùa sớm của xã đã chín rộ, nhân dân đang tích cực thu hoạch. Cùng với các hộ dân khác trong thôn, vụ này gia đình anh Trần Văn Pảo thôn Tát Ngà gieo cấy được trên 30 kg giống.

Nằm sâu dưới chân núi trên địa bàn thôn Bản Chang, một trong những thôn, bản xa nhất và khó khăn nhất của xã Quảng Ngần (Vị Xuyên), cơ sở HTX chè xanh Sáng Thu đang nỗ lực xây dựng cho cây chè Quảng Ngần một thương hiệu mang tên chè xanh Shan tuyết Sáng Thu.

Tỉnh ta cũng đã thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển NN, nông thôn (NT) bền vững cả về KT-XH và môi trường; tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với mục tiêu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM...

Sản xuất trong điều kiện khó khăn, nhưng sản phẩm vụ đông bao giờ cũng cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần cây lúa. Xây dựng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, chuyển từng bước tư duy lẫn hình thức sản xuất của người nông dân từ truyền thống sang hàng hóa trên cơ sở nhu cầu thị trường đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh…

Từ năm 2012 đến nay kinh tế trang trại của huyện Thanh Sơn đã có sự phát triển rõ nét, số trang trại, gia trại ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động.