Trúng Giá Kiệu

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.
Hiện nông dân huyện Tam Nông rất phấn khởi vì trúng giá củ kiệu.
Toàn huyện đã trồng trên 78 ha kiệu, tập trung nhiều tại xã Phú Hiệp, Phú Đức và Phú Thành B. Nông dân trong huyện hiện đang thu hoạch kiệu, với năng suất bình quân đạt trên dưới 3 tấn củ tươi/công.
Anh Huỳnh Ngọc Hữu ở ấp K9, xã Phú Đức trồng 5 công kiệu, thu hoạch được trên 22 tấn củ tươi, bán giá 9.000đ/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, anh Hữu còn lãi khoảng 20 triệu đồng/công.
Năm nay, năng suất bình quân đạt từ 3 - 4,5 tấn củ kiệu tươi/ha. Nhiều thương lái đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 9.000 - 11.000đ/kg củ kiệu tươi và khoảng 24.000đ/kg củ khô. Giá bán tăng trên 2.000đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái, trừ chi phí người trồng kiệu lãi từ 10 - 15 triệu đồng/công.
Cây kiệu gắn bó với đời sống của người dân Tam Nông, là một trong những cây trồng giúp bà con nông dân vượt khó, làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.

Những ngày này đi vào vùng trồng ớt thuộc xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mới có thể thấy hết không khí nhộn nhịp của người trồng ớt nơi đây. Nhiều rẫy ớt nằm san sát nhau cùng rộ lên một màu đỏ thắm của ớt chín với cảnh rộn rã nói cười của người thu hoạch ớt...

Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.