Trứng gia cầm tăng giá mạnh trước dịp Trung thu

Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Long Biên; Dịch Vọng; Cầu Giấy; chợ Minh Khai, Phùng Khoang… giá trứng tăng khoảng 500 – 700 đồng/quả so với cách đây 3- 4 tháng.
Cụ thế, trứng vịt loại quả to có giá từ 3.000 – 3.200 đồng/quả, loại nhỏ hơn có giá từ 2.500 -2.700 đồng/quả; trứng gà công nghiệp từ 2.500 – 2.800 đồng/quả; trứng gà ta giá từ 4.000 – 4.500 đồng/quả…
Chị Lê Thị Lan, chủ kinh doanh trứng gia cầm tại chợ Dịch Vọng cho biết, giá các loại trứng gia cầm có xu hướng tăng giá mạnh từ cách đây một tháng. Nguyên nhân là do lượng cung trong thời gian gần đây thiếu bởi các trại chăn nuôi phá đàn quá nhiều do chăn nuôi thua lỗ. Trong khi đó nhu cầu lại tăng mạnh do sắp tới Tết Trung, các cơ sở sản xuất bánh đều gom mua rất nhiều nên dẫn đến giá trứng tăng theo từng ngày.
Theo như chị Lan, năm nào đến thời gian giáp Trung thu giá trứng cũng tăng nhẹ nhưng không tăng nhiều như năm nay. Tại cửa hàng nhà chị thời gian này trứng không đủ bán. Phần lớn hàng chị giao cho các nhà máy sản xuất bánh Trung thu để họ làm trứng muối, làm nhân bánh nên lượng trứng bán lẻ hầu như rất ít.
Trao đổi với chúng tôi, anh Sỹ Danh Tính, chủ trang trại nuôi gà công nghiệp tại xã Cấn Hữu – Quốc Oai – Hà Nội cho biết, trong khoảng một tháng nay giá trứng gà tại trang trại tăng khá mạnh. Mỗi quả trứng tăng từ 400 – 600 đồng/quả so với thời gian trước đó . Nhà anh chăn chục nghìn con gà siêu trứng, mỗi ngày gia đình anh cung ứng ra thị trường trên 9.000 quả, giá bán buôn tại trại dao động từ 2.200 – 2.400 đồng/quả.
Anh Tính cho biết thêm, với giá trứng như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí mỗi ngày gia đình anh có thu nhập từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng, mà trứng không bị tồn kho như thời gian trước.
Theo các tiểu thương và chủ trang trại, giá trứng còn có khả năng tăng trong thời gian tới do nhu cầu vẫn khá cao trong khi cung chưa thể dồi dào ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.

Trồng thanh long sau Long An nhưng Bình Thuận nhanh chóng trở thành thủ phủ của cây này với 24.000 ha, gấp 1.000 lần so với cách đây 20 năm. Năm 1990, anh Trần Ngọc Hiệp bán chiếc xe máy Honda 67 mua được 3 ha đất tại Hàm Thuận Nam đã trồng thử và điều bất ngờ đã đến, đất đai tại Bình Thuận còn hợp thanh long hơn so với Long An, nơi anh lấy giống. Rồi từ 3 ha đấy anh phát triển lên 30, 70, 100, 300 ha.

Diện tích lúa thơm tiếp tục mở rộng SX theo hướng hợp tác liên kết. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân SX trên cánh đồng lớn. Trong khi đó, gạo thơm có ưu thế trên thị trường.

Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).

Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.