Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trúng Đậm Vụ Tôm

Trúng Đậm Vụ Tôm
Ngày đăng: 26/06/2013

14 năm triển khai nuôi tôm nước lợ, chưa khi nào bà con thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang - Đà Nẵng) trúng đậm như vụ một năm nay. Nhiều hộ, trừ hết các khoản chi phí, lãi ròng hơn 300 triệu đồng/ha.

Năng suất cao hơn mong đợi

Thời điểm này, 16ha ao hồ của 23 hộ nuôi tôm nước lợ ở thôn Trường Định đã thu hoạch xong. Niềm vui ngập tràn trên cánh đồng tôm khi không chỉ năng suất vượt trội so các năm trước mà tôm được giá. Trong số 23 hộ có khoảng 15 hộ năng suất đạt 4,5 - 5 tấn/ha. Đặc biệt, hộ ông Hồ Quý Công thả nuôi trên diện tích 1.000m2, thu hoạch 1,1 tấn (năng suất 11 tấn/ha). Số còn lại có thấp hơn nhưng không ai bị lỗ. Tôm loại 60 - 80 con/kg giá 103.000 đồng/kg. Nhiều hộ lãi ròng hơn 300 triệu đồng/ha. Một số hộ nuôi diện tích lớn như các ông Mai Phước Chín, Hồ Văn Hai… trúng đậm.

Thả nuôi 25 vạn con giống trên diện tích 3.200m2, chỉ trong hơn 3 tháng, ông Mai Phước Binh - Chi hội trưởng Chi hội Nuôi tôm Trường Định - thu hoạch 2,7 tấn, trị giá hơn 270 triệu đồng. Trừ chi phí, ông có trong tay 120 triệu đồng. Không giấu niềm vui, lão nông này cho biết: Chưa khi nào bà con nuôi tôm thu nhập kỷ lục như vậy, quả là vụ tôm trúng đậm. Thu nhập cao, ai nấy mạnh dạn đầu tư nuôi tiếp vụ 2, dự kiến thu hoạch vào khoảng rằm tháng 7 tới.

Nói về vụ tôm đạt năng suất kỷ lục kể từ trước đến nay, ông Binh đúc kết: 3 yếu tố có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của vụ tôm. Một là, hộ nuôi chủ động vốn đầu tư. Ngay từ đầu vụ, hộ nào cũng được Phòng Giao dịch Hòa Sơn, Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang giải ngân cho vay vốn.

Nhiều hộ vay từ 50 - 200 triệu đồng. Có vốn, ai nấy triển khai xử lý ao hồ rất chu đáo, đầu tư nuôi quy mô thâm canh, con giống mua từ Ninh Thuận về chất lượng rất bảo đảm; thức ăn cho tôm và việc phòng trừ dịch bệnh đầy đủ, chu đáo hơn. Hai là, quá trình nuôi áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật do Trung tâm Khuyến ngư-nông-lâm phối hợp Trường CĐ Thủy sản Bắc Ninh chuyển giao.

Lớp đào tạo nghề nuôi tôm triển khai ngay tại ao hồ, là cơ hội để người nuôi tôm nắm bắt đầy đủ quy trình kỹ thuật. Ba là, việc nuôi tôm có sự quan tâm rất lớn từ chính quyền các cấp và cơ quan chức năng. Trước đây, điện phục vụ chạy máy sục khí luôn yếu và chập chờn, nay đã được khắc phục. Bên cạnh đó, nuôi theo công nghệ hồ treo năng suất rất cao. Vụ vừa qua, hộ ông Hồ Quý Công, năng suất gấp đôi hộ khác do ông nuôi hồ kiểu này, tức là hồ ở vị trí cao, trải bạt, bơm nước vào nuôi.

Ông Binh cho biết thêm, các hộ năng suất thấp do mua con giống trôi nổi trên thị trường không bảo đảm chất lượng, quá trình nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật chưa đến nơi đến chốn. Trong số này có hộ ông Trương Đình Nam, nuôi 7.000m2 nhưng chỉ thu hoạch 2,3 tấn, vừa hòa vốn. Không phủ nhận thả nuôi con giống chất lượng kém, chưa áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng dẫn, ông Nam quả quyết: Đây là bài học đắt giá. Từ nay, chất lượng con giống và quy trình kỹ thuật phải đặt lên hàng đầu.

Mở rộng vùng tôm

Ông Mai Phước Sắt, trưởng thôn Trường Định cho biết, mở rộng vùng tôm là yêu cầu bức thiết trong sản xuất hiện nay của nông dân địa phương. Nuôi tôm mỗi năm 2 vụ, năng suất như vụ này, người nuôi thu từ 1,2 - 1,3 tỷ đồng/ha, trừ chi phí lãi ròng 500-600 triệu đồng. Trong khi sản xuất lúa, cả hai vụ, năng suất cao lắm chỉ 10 tấn/ha, trị giá 50 triệu đồng, trừ chi phí lãi 10 triệu đồng là nhiều. Hiện tại, đất lúa của địa phương khoảng 80ha, trong đó khá nhiều diện tích chỉ canh tác một vụ. Từ lâu, bà con trong thôn đã có kiến nghị lên xã về việc chuyển đất lúa sang nuôi tôm, song chưa được phê duyệt.

Hiện tại, ở Trường Định, một bên đường bê-tông là hồ nuôi tôm, thu nhập rất cao, một bên là ruộng lúa đang bỏ hoang. Điều này đồng nghĩa với thực trạng, trên cùng một cánh đồng, nhiều hộ nuôi tôm đang giàu lên nhanh chóng, trong khi không ít gia đình sản xuất lúa quanh năm lâm vào cảnh túng thiếu. Việc triển khai dự án nuôi tôm quy mô công nghiệp tại thôn Trường Định thời gian tới là cần thiết. 40 - 50ha đất lúa được quy hoạch bài bản, xây dựng ao hồ nuôi tôm sẽ là bước đột phá có ý nghĩa nhất trong xây dựng nông thôn mới ở vùng quê này.


Có thể bạn quan tâm

“Nuôi Ốc Hương Trên Bể Trải Bạt” Đem Lại Giá Trị Kinh Tế Cao Phù Hợp Với Lợi Thế Vùng Ven Biển Ở Cần Thạnh (TP. HCM) “Nuôi Ốc Hương Trên Bể Trải Bạt” Đem Lại Giá Trị Kinh Tế Cao Phù Hợp Với Lợi Thế Vùng Ven Biển Ở Cần Thạnh (TP. HCM)

Ốc hương hiện là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Với đặc trưng là dinh dưỡng cao, giòn, mềm và hương thơm tự nhiên nên nhu cầu thị trường rất ưa chuộng. Sản lượng ốc hương cả nước ước đạt 3.000 – 4.000 tấn/năm. Nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức và ngày càng cạn kiệt.

04/04/2013
Trung Quốc Mua Tôm, Doanh Nghiệp Trong Nước Yếu Thế Trung Quốc Mua Tôm, Doanh Nghiệp Trong Nước Yếu Thế

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

05/04/2013
Trang Trại Vịt Giời Trang Trại Vịt Giời

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

05/04/2013
Trồng Bí Xanh Lãi 200 Triệu/ha Trồng Bí Xanh Lãi 200 Triệu/ha

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).

05/04/2013
Được Mùa Hành Tím Ở Tân Thủy (Bến Tre) Được Mùa Hành Tím Ở Tân Thủy (Bến Tre)

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.

06/04/2013