Trồng nhãn xuồng cơm vàng kháng bệnh tốt, dễ đậu trái

Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.
Ông Nghiệp cho biết, nhãn xuồng cơm vàng thích nghi với nhiều loại đất, tuổi thọ trên 30 năm. Bình quân mỗi công đất trồng khoảng 20 cây, khoảng cách mỗi cây từ 5 - 6m, có ưu điểm kháng được các bệnh và dễ đậu trái.
Đến thăm vườn nhãn của ông Nghiệp vào những ngày này, cả khu vườn cây đang sai trái trông rất bắt mắt. Ông Nghiệp bộc bạch: “Du khách đến đây chỉ cần ăn 1 trái trên 1 cây thôi là cũng ăn không xuể. Nhãn xuồng cơm vàng có ưu điểm trái to (từ 20 - 30 trái/kg), vỏ mỏng, cơm dày, thịt giòn, vị ngọt thanh. Bình quân mỗi công cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn trái, bán được giá từ 20 - 30 ngàn đồng/kg, thường được các thương lái đến mua tận vườn.
Ông Nghiệp còn tham gia nhiều phong trào, cuộc vận động do xã phát động. Ông thường xuyên cùng với chính quyền xã, ấp vận động bà con trong và ngoài xã đóng góp hàng trăm ngày công, hàng trăm triệu đồng làm công tác từ thiện, xã hội, xây dựng đường giao thông nông thôn. Riêng ông mỗi năm đều trích hàng chục triệu đồng từ tiền bán trái cây của gia đình để đóng góp xây dựng, sửa chữa cầu đường, nhà ở; giúp đỡ, tặng quà cho những trường hợp nghèo khó.
Từ những việc làm hiệu quả, thiết thực, ông Nghiệp đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen, Giấy chứng nhận, Bằng chứng nhận của các cấp. Nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Đặc biệt, vào tháng 6.2015 ông được bình chọn là nông dân tiêu biểu tham dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết phong trào xây dựng giao thông nông thôn huyện Cai Lậy (giai đoạn 2010 - 2014) và được tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2011 - 2015 của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Nuôi ong lấy mật là nghề không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều hộ dân trong tỉnh chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã biết tận dụng diện tích vườn đồi, rừng và trang trại để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao.

Đại Từ được coi là “vựa chè” của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích chè cho thu hoạch hơn 6.000 ha, chiếm 1/3 diện tích của tỉnh Thái Nguyên, và là huyện có diện tích chè đứng thứ hai so với cả nước, chỉ sau huyện Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng.

Trái dừa xiêm sau khi hái xuống được gọt sạch và xử lý bằng tia laser với nắp khui cắm vào vỏ quả dừa, khi uống chỉ việc bật nắp như bật lon nước ngọt.

Nhiều người nông dân trồng ớt ở Bố Trạch (Quảng Bình) đang điêu đứng vì ớt rớt giá không phanh nhưng vẫn không bán được. Tiền bán ớt hiện không bù được chi phí chăm sóc, thu hoạch…