Trồng Xoài VietGAP

Ở Bình Định, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp mạnh lên từ nhiều năm nay. Trong đó SX xoài cát Hòa Lộc theo quy trình VietGAP đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có lẽ, cây xoài cát Hòa Lộc xuất hiện sớm nhất ở Bình Định tại huyện Phù Cát; đặc biệt là các xã Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Hanh và Cát Trinh - vùng đất cát pha (đất nhẹ) được cho là khá “xung khắc” với các loại cây trồng khác, nhưng lại phù hợp với cây xoài.
Từ năm 1999 - 2000, các địa phương nói trên du nhập giống xoài cát Hòa Lộc từ miền Nam về trồng, đến nay đã tăng đến 250 ha. Xoài cát Hòa Lộc được mệnh danh là lại cây “con nhà giàu” nên cần phải được chăm sóc bài bản.
“Nếu xoài cát Hòa Lộc không được chăm sóc tốt có khi cây không cho trái. Nhưng nếu làm đúng quy trình kỹ thuật thì mỗi ha xoài có thể cho năng suất 45 tạ/ha, mang đến cho người trồng khoản lãi từ 60 - 100 triệu đồng/ha/năm”, ông Phan Sỹ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát chia sẻ.
Do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, xoài cát Hòa Lộc ở huyện Phù Cát (Bình Định) cho thu hoạch từ tháng 4 đến đầu tháng 5 (ÂL) hàng năm; đây là thời điểm các tỉnh có diện tích trồng xoài lớn như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Khánh Hòa… đã hết mùa xoài nên xoài cát ở Bình Định rất rộng đầu ra, bán được giá tốt.
Nông dân Nguyễn Hai ở xã Cát Lâm (huyện Phù Cát) cho biết: “Xoài cát Hòa Lộc chất lượng thơm ngon, hương vị đậm đà. Mỗi quả cân nặng từ 0,25 - 0,6 kg, giá cả ổn dịnh. Thời điểm nông dân Phù Cát thu hoạch xoài là thời điểm thị trường miền Nam đã thu hoạch xong nên đầu ra rất thoáng. Ngoài bán được tại thị trường Đà Nẵng, xoài Phù Cát còn đi ngược vào Nam và tiêu thụ rất mạnh”.
Cũng theo ông Hai, trồng xoài cát Hòa Lộc phải tuân thủ nghiêm cẩn bắt đầu từ khâu chọn giống. Trong kỹ thuật trồng phải tuân thủ mật độ và khoảng cách mỗi cây. Khâu nước tưới cũng phải được quản lý chặt chẽ. “Thời kỳ cây tơ chưa cho quả, cây xoài nên được tưới đủ độ ẩm, nhất là trong mùa khô để cây phát triển nhanh, khỏe, mau cho quả. Đến khi xoài trưởng thành, cho thu hoạch, cần tưới nước đầy đủ sau khi thu hoạch để kích thích cây ra đọt non tập trung.
Đặc biệt, giai đoạn kích thích ra hoa cần phải thường xuyên tưới. Sau khi xoài đậu trái, cần quay lại chế độ tưới đủ ẩm để giúp trái phát triển nhanh. Ngoài ra, kỹ thuật bón phân, quản lý tán cây và bao trái cũng phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để xoài cho năng suất, chất lượng cao”, nông dân Nguyễn Hai nói.
Được sự hỗ trợ từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định, nông dân trồng xoài ở huyện Phù Cát đã được tiếp nhận quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Xoài cát Hòa Lộc ở Phù Cát được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Ngoài kênh tiêu thụ của siêu thị ở TP Quy Nhơn (Bình Định), từ năm 2012 đến nay, sản phẩm xoài Phù Cát VietGAP còn được Cty TNHH Nông lâm sản Nam Việt (TP.HCM) ký hợp đồng bao tiêu, vận chuyển vào các tỉnh miền Nam để tiêu thụ.
Tuy nhiên các xã Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh và Cát Trinh chỉ mới đạt tiêu chuẩn VietGAP 60 ha xoài, trong khi diện tích xoài có đến 250 ha nên sản phẩm của những diện tích còn lại vẫn còn hạn chế đầu ra.
Ngành chức năng huyện Phù Cát đã chỉ đạo các HTXNN vận dụng tối đã các trang thiết bị do Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh hỗ trợ kết hợp hướng dẫn cho tất cả xã viên trồng xoài áp dụng nghiêm cẩn quy trình kỹ thuật đầu tư chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao sản lượng, chất lượng cho sản phẩm để tiến tới việc xây dựng thương hiệu.
“Chúng tôi đang ráo riết tranh thủ sự giúp đỡ của UBND tỉnh và Sở NN-PTNT Bình Định để tiến hành lập thủ tục xây dựng thương hiệu cho xoài Phù Cát nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Dự kiến trong năm nay sẽ làm xong”, ông Phan Sỹ Hùng cho biết.
Có thể bạn quan tâm

3 năm trước, 200 hộ dân canh tác khoảng 400 ha quýt đường ở xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được coi là những nông dân nhanh nhạy trong sản xuất nông nghiệp, tại đây cũng đã xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ trồng quýt.

Trước đây, cây cam, quýt chỉ được trồng tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, nhưng đến nay đã được mở rộng ra các xã là Sỹ Bình, Cao Sơn và Tú Trĩ, Phương Linh với tổng diện tích khoảng hơn 1.000ha, trong đó có 700ha đã cho thu hoạch.

Theo nhiều nông dân, nhãn Ido hình dạng trái như nhãn tiêu nhưng cơm dầy, hạt nhỏ, trái to, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng và năng suất cao hơn nhãn tiêu. Vì vậy, nhãn Ido được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn ở mức cao. Các ngành chuyên môn cho rằng, cách làm này rất linh hoạt, ngoài rút ngắn thời gian mà có thể giữ lại gốc nhãn tiêu.

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 22/9, chính phủ nước này sẽ mua 370.000 tấn gạo sản xuất trong nước để đưa vào dự trữ quốc gia, góp phần kiểm soát giá gạo trong nước.

Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này.