Trồng xen mắc ca và cà phê, lãi 294 triệu đồng/ha

Qua thí điểm tổng diện tích các mô hình trồng xen cây mắc ca trong các vườn cà phê hơn 15ha cho thấy, cây mắc ca đều sinh trưởng, phát triển tốt ở tất cả các mô hình.
Vườn mắc ca trồng xen cà phê tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột, Krông Năng (Đăk Lăk)... cho tỷ lệ ra hoa, đậu quả khá tốt, trong khi năng suất vườn cà phê không đổi.
Tại các mô hình thí điểm ở các xã Phú Lộc, Đliê Ya, Ea Tân thuộc huyện Krông Năng, nếu trồng 185 cây mắc ca xen trong 1ha cà phê vối với khoảng cách 9x6m, sau 9 năm năng suất vườn cà phê vẫn không thay đổi (đạt từ 4 -4,35 tấn nhân/ha) mà còn thu thêm được từ gần 3 tấn hạt mắc ca/ha/năm.
Qua tổng hợp tổng giá trị sản phẩm mỗi niên vụ, các nông hộ có tổng thu trên 396 triệu đồng; sau khi trừ các khoản chi phí thực lãi trên 294 triệu đồng/ha/năm. T
rong khi trồng thuần cà phê chỉ thu được lợi nhuận từ 93-100 triệu đồng/ha/năm...
Có thể bạn quan tâm

Theo ngư dân hành nghề vây rút chì, hàng chục năm nay đây là chuyến biển đầu tiên trong mùa biển mới ngư dân trúng đậm cá Nục nên ngư dân rất phấn khởi và hy vọng tiếp tục được mùa vào những chuyến biển tiếp theo.

Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn