Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Vú Sữa Không Khó

Trồng Vú Sữa Không Khó
Ngày đăng: 03/05/2012

Vú sữa không khó trồng mà lại cho hiệu quả cao. Nơi nào đủ điều kiện rất nên trồng vú sữa. Ta nên trồng vú sữa vào đầu mùa mưa...

Từ thời đi học phổ thông (cách đây hơn 50 năm), tôi đã thấy ở nhà đại tá Hà Văn Lâu (ở ngã tư Quang Trung - Trần Hưng Đạo, Hà Nội) có một cây vú sữa rất lớn. Lúc đó, bọn tôi cứ coi cây vú sữa như là biểu tượng cho đồng bào miền Nam.

Sau ngày giải phóng, chúng tôi vào miền Nam mới thấy, vú sữa được trồng ở khắp nơi. Chợ nào cũng bày bán quả vú sữa. Lúc đó chúng tôi mới được ăn. Té ra, bà con mình đặt tên hay thật. Trước khi ăn, ta phải bóp cho quả mềm ra. Sau đó bổ đôi, bên trong có dịch lỏng như sữa, ta dùng thìa để múc ăn. Phần thịt quả mềm và có vị ngọt. Có người lại lăn đi, lăn lại cho quả mềm ra. Sau đó, khoét một lỗ và múc dịch như đứa trẻ bú sữa mẹ. Rất nhiều khách quốc tế lại thích ăn theo kiểu đó và coi như đã phát hiện ra một loại quả đặc biệt ở Việt Nam.

Thực ra, vú sữa có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Sau này, nó được đưa sang một số nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Philippines... Nó là cây ăn quả của vùng nhiệt đới nên đòi hỏi nhiệt độ và độ ẩm phải cao. Vì vậy, ở miền Nam của ta có điều kiện thích hợp hơn. Đặc biệt, vùng Tiền Giang và các tỉnh phụ cận, vú sữa phát triển rất tốt. Nó ưa đất phù sa, đất thịt nhẹ và có tầng canh tác dày, kỵ vùng đất bị ngập nước. Ta xuống Mỹ Tho, hoặc các huyện Châu Thành, Cai Lậy... sẽ bắt gặp những vườn vú sữa tươi tốt. Đặc biệt ở vùng Vĩnh Kim có giống vú sữa mang tên “Lò Rèn” nổi tiếng và được người tiêu dùng ưa thích. Khi chín, quả có màu trắng xanh nhạt và phía đuôi quả phớt hồng. Nó có vị thơm, ngọt rất hấp dẫn.

Gần đây, nhiều bà con đi làm việc ở phía Nam, khi đi ra Bắc đã mang cây vú sữa ra tặng gia đình. Tuy miền Bắc có một mùa rét khốc liệt nhưng chúng tôi cũng gặp nhiều cây vú sữa đã có tuổi trên 10 năm và cho quả cũng nhiều. Có lẽ nhận định trước đây không chính xác lắm. Vú sữa cũng có thể trồng được cả ở phía Bắc (tất nhiên, nó không thể tốt được bằng các cây ở phía Nam).

Vú sữa là cây thân gỗ và có thể cao 10-15m. Tán cây rộng và có lá xanh quanh năm. Rễ của nó khỏe và ăn sâu nên không dễ bị bão gió quật ngã. Cây cho rất nhiều quả. Quả của chúng lại to. Vì vậy, vú sữa đòi hỏi lượng phân khoáng phải nhiều. Nó cũng cần lượng nước đủ quanh năm. Không nên trồng chúng vào những vùng khô cằn. Các nhà khoa học cho biết, vú sữa rất nhạy cảm với phân kali. Nó đòi hỏi lượng kali nhiều hơn các cây khác.

Vú sữa có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép (ghép mắt hoặc ghép áp). Bà con có thể tự làm hoặc mua cây giống của các cơ sở có uy tín.

Ta nên trồng vú sữa vào đầu mùa mưa. Phải giữ khoảng cách từ 10-12m/cây vì sau này cây có tán rất lớn. Trong thời gian đầu phải lưu ý tưới cho cây, đặc biệt là mùa khô. Khi cây cho quả, hàng năm phải bón bổ sung.

Vú sữa không khó trồng mà lại cho hiệu quả cao. Nơi nào đủ điều kiện rất nên trồng vú sữa.

Có thể bạn quan tâm

Xử Lý Triệt Để Ổ Dịch Sâu Róm Thông Xử Lý Triệt Để Ổ Dịch Sâu Róm Thông

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

10/09/2014
Nhà Vườn Chợ Lách Trăn Trở Với “GAP” Nhà Vườn Chợ Lách Trăn Trở Với “GAP”

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

10/09/2014
Mỹ Cho Phép Nhập Khẩu Vải Và Nhãn Tươi Từ Việt Nam Mỹ Cho Phép Nhập Khẩu Vải Và Nhãn Tươi Từ Việt Nam

Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.

10/09/2014
Sóc Trăng Tích Cực Phòng Chống Bệnh Chổi Rồng Tái Bùng Phát Trên Nhãn Sóc Trăng Tích Cực Phòng Chống Bệnh Chổi Rồng Tái Bùng Phát Trên Nhãn

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…

10/09/2014
Hậu Giang Lao Đao Với Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Hậu Giang Lao Đao Với Bệnh Vàng Lá Gân Xanh

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

10/09/2014