Trong Vòng 2 Năm Doanh Nghiệp Phân Bón Phải Bổ Sung Đủ Điều Kiện SX, KD

Bộ Công thương vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, XK, NK phân bón hay có hoạt động liên quan đến phân bón, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Theo đó, trong thời gian chưa có Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 202, trên cơ sở thống nhất với Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh phân bón theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP thì trong vòng hai năm, tính từ ngày 1/2/2014 phải bổ sung đủ điều kiện, gồm: bổ sung trang thiết bị sản xuất, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm phân bón; bổ sung hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải và hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định hiện hành; xác lập quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu cho các sản phẩm phân bón…
Tổ chức, cá nhân XNK phân bón thực hiện các quy định về điều kiện XK, NK phân bón tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.
Về khảo nghiệm phân bón:
Đối với các loại phân bón đã qua khảo nghiệm được Hội đồng Khoa học công nghệ nghiệm thu các kết quả khảo nghiệm phân bón mới do Bộ NN-PTNT thành lập đã đạt yêu cầu thì được phép thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy để sản xuất, kinh doanh và NK;
Đối với các loại phân bón đã được cấp Giấy chứng nhận khảo nghiệm, đang khảo nghiệm hoặc kết thúc khảo nghiệm theo quy định của Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT nhưng chưa được Hội đồng Khoa học công nghệ nghiệm thu các kết quả khảo nghiệm phân bón mới thông qua phải thực hiện khảo nghiệm hoặc khảo nghiệm bổ sung theo quy phạm khảo nghiệm phân bón mới do Bộ NN-PTNT ban hành;
Đối với các loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng quy định tại Điều 18 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP khi sản xuất hoặc NK trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
Hạn mức sản xuất, NK đối với phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tạm thời dựa trên các căn cứ sau:
Liều lượng sử dụng cho loại cây trồng, loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn; tổng diện tích thử nghiệm không được vượt quá 30 ha cho một loại phân bón.
Về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
Trong vòng 12 tháng, tính từ ngày 1/2/2014, tổ chức, cá nhân sản xuất, NK phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT ban hành phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy chất lượng đối với loại phân bón đang thực hiện sản xuất, NK.
Theo đó, có 10 loại phân bón phải chứng nhận hợp quy, gồm: ure; supe lân; phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy; phân hữu cơ; phân hữu cơ sinh học; phân hữu cơ khoáng; phân hữu cơ vi sinh; phân vi sinh vật; phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng; các loại phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch trái cây các loại. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt khiến nhiều vườn trái cây ra hoa, đậu trái thấp, bên cạnh đó còn là nỗi lo rớt giá khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.