Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Vải Thiều VietGAP

Trồng Vải Thiều VietGAP
Ngày đăng: 04/05/2012

Nhằm nâng cao giá trị cây vải, mang lại hiệu quả cho người dân, hướng tới xuất khẩu, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, đảm bảo ATVSTP theo quy trình VietGAP”.

Thanh Hà là huyện thuần nông với 10.000 ha đất nông nghiệp, SX hai cây trồng chính, là lúa và vải thiều; trong đó diện tích vải có thời điểm lên đến 6.800 ha. Do rớt giá nên người dân đã phá bỏ dần, chỉ còn khoảng 4.000 ha. Năm 2007, vải thiều Thanh Hà được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng cao giá trị của cây vải. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý mới chỉ thể hiện được nguồn gốc xuất xứ, chưa đáp ứng được yêu cầu ATVSTP đối với sản phẩm vải thiều.

Ông Ngô Bá Định, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thanh Hà cho biết: Việc lạm dụng thuốc BVTV không có chọn lọc làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả vải, ATVSTTP và sức khoẻ người SX, người tiêu dùng. Để nâng cao giá trị sản phẩm, huyện triển khai đề án SX vải thiều theo VietGAP (từ 2012 - 2014) trên quy mô 100 ha  tại 3 xã (Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Thủy) với khoảng 600 hộ dân tham gia.

Năm 2012, thực hiện mô hình 20 ha tại xã Thanh Sơn. Năm 2013, làm tiếp 20 ha tại xã Thanh Khê và duy trì 20 ha ở xã Thanh Sơn. Năm 2014, làm mô hình 20 ha ở xã Thanh Thuỷ và duy trì 20 ha tại xã Thanh Khê. Đây là 3 xã vùng vải truyền thống, gắn với cây vải tổ và vùng SX của Hiệp hội SX và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà. Mỗi năm, dự án sẽ xây dựng một mô hình mới, đồng thời duy trì mô hình trước đó nhằm rút kinh nghiệm, tạo điều kiện cho người trồng vải học tập, mở rộng.

Theo đó các xã sẽ quy hoạch vùng SX chuyên canh vải từ 10 ha trở lên, không xen ghép các loại cây ăn quả khác, không có trang trại chăn nuôi nằm trong vùng và không ô nhiễm nguồn nước. Đơn vị giám sát sẽ phối hợp với địa phương tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia dự án, hướng dẫn các hộ ghi chép sổ sách; theo dõi giám sát quá trình thực hiện quy trình SX vải theo VietGAP; xác định các lỗi vi phạm, hướng dẫn khắc phục lỗi; lấy mẫu và phân tích đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng quả, các chỉ tiêu về VSATTP (tồn dư thuốc BVTV, tồn dư kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và tồn dư nitrat); phân tích chất lượng sản phẩm (sinh hoá quả và các chất tồn dư độc hại…).

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 6 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 3,2 tỷ, người dân đóng góp 2,8 tỷ đồng. Phòng NN-PTNT Thanh Hà được giao chủ trì thực hiện. Viện Nghiên cứu rau quả TƯ là đơn vị giám sát và cấp chứng chỉ VietGAP cho sản phẩm vải thiều.

Ông Định cho hay: Vải thiều VietGAP sẽ cho năng suất khoảng 11 tấn/ha (cao hơn 2-3 tấn/ha so với SX thông thường; giá bán bình quân khoảng 10 nghìn đồng/kg, gấp 1,6 lần vải bình thường. Sản phẩm vải thiều sẽ có chất lượng tốt. Giá trị SX vải thiều theo VietGAP đạt khoảng 110.000.000 đồng/ha, cao gấp 1,8 lần so với vải bình thường.

Thông qua việc thực hiện dự án, người trồng vải Thanh Hà sẽ được làm quen với quy trình canh tác mới, hiệu quả, được tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong SX cây ăn quả để phát triển kinh tế. Dự án thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy hướng mới trong trồng, chăm sóc vải theo hướng VietGAP, tạo ra sản phẩm chất lượng và VSATTP.

Qua đó, hình thành các mô hình quy mô hộ gia đình, trang trại vừa và nhỏ, quy mô thôn, liên thôn, xã, liên xã và toàn huyện, tác động tích cực vào quá trình phát triển cây vải thiều, một trong những cây trồng trọng điểm của tỉnh. Ngoài ra sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, qua đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm vải thiều trong điều kiện hội nhập kinh tế...


Có thể bạn quan tâm

Khá lên nhờ trồng ngò gai và rau húng cây Khá lên nhờ trồng ngò gai và rau húng cây

Đến ấp 5 (xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành), người ta sẽ nhìn thấy những ruộng rau xanh mượt chạy dài theo con lộ dal vào xóm. Hỏi ra mới biết đây là ruộng rau của tổ hợp tác rau an toàn do ông Chín Trưng làm tổ trưởng, đã hình thành từ năm 2006 đến nay.

11/09/2015
Thịt châu Âu âm thầm tấn công thị trường nội Thịt châu Âu âm thầm tấn công thị trường nội

Theo đại diện của UPEMI, số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, sản lượng thịt heo, bò và các loại thực phẩm thịt từ EU đến Việt Nam tăng hơn 70 lần từ năm 2012 đến năm 2014. Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho hay, riêng 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập 971 tấn thịt heo từ EU, tăng 24,7% về lượng và 63,5% về doanh thu so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, trong thời gian này, 8.405 tấn thịt bò từ EU đã được nhập khẩu vào Việt Nam, tương ướng với mức tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

11/09/2015
OM 8017 trên đất trũng OM 8017 trên đất trũng

Giống lúa OM 8017 đáp ứng được yêu cầu của người dân ở nhiều tiêu chí như năng suất cao, chống ngã đổ, chịu phèn, rầy nâu và TGST ngắn ngày.

11/09/2015
Ân nhân của những vườn tiêu Ân nhân của những vườn tiêu

Với ông Hoàng Minh Tuấn (ấp 3, xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), việc đoàn cán bộ của Công ty Điền Trang về thăm vườn tiêu mà không báo trước là chuyện “động trời”.

11/09/2015
Cánh đồng mẫu lớn Hương thơm Kinh Bắc Cánh đồng mẫu lớn Hương thơm Kinh Bắc

Vụ HT- mùa 2015, UBND huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) xây dựng cánh đồng mẫu lớn SX giống lúa thuần chất lượng Hương thơm Kinh Bắc.

11/09/2015