Trồng vải thiều cho thu nhập cao ở Trường Xuân (Đắk Nông)

Thời gian đầu do thiếu kiến thức chăm sóc nên vườn cây cho trái ít. Song nhờ kiên trì tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nên 2 năm nay vườn vải thiều đạt năng suất cao.
Ông Nuôi cho biết, qua tham quan vườn rẫy trồng cây ăn trái của nông dân các miền quê, thấy cách làm ăn này đem lại thu nhập cao, ổn định nên ông rất thích. Sẵn có vườn cà phê già cỗi, ông bàn với gia đình chặt bỏ để trồng vải thiều. Trong quá trình chăm sóc, cây vải thiều tỏ ra thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Cây sinh trưởng tốt và sang năm thứ 4 bắt đầu cho quả nhưng hiệu quả kinh tế không đạt như mong đợi. Vườn vải ra hoa không đều, trái ít, năm thứ 4 trở lên rồi nhưng chỉ đạt 5 - 6 tấn.
Ông cũng tìm hiểu các hộ dân trồng vải ở trên địa bàn xã thì thấy tình trạng này cũng xảy ra tương tự với tất cả các vườn vải của bà con trong bon. Ông cũng định phá bỏ nhưng nghĩ cây vải đã cho quả tức chất lượng giống đảm bảo, nguyên nhân năng suất thấp có thể là do khâu kỹ thuật của mình chưa đạt.
Do đó, năm 2013, ông đã trực tiếp xuống tận thành phố Hồ Chí Minh mời các kỹ sư chuyên ngành trồng cây ăn trái về tận vườn hướng dẫn kỹ thuật, cách chăm sóc, bón phân, đồng thời tham quan các mô hình trồng vải hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Sau 1 năm áp dụng phương pháp kỹ thuật mới, năm 2014, năng suất vườn vải của ông Nuôi tăng cao hẳn, đạt năng suất 17 tấn.
Trong những ngày đầu tháng 6 này, gia đình ông Nuôi đang vào vụ thu hoạch vải. Ông Nuôi cho biết: “Năm nay, tôi đã nắm vững kỹ thuật nên cây nào cây nấy đều sai trĩu quả. Mỗi cây đều đạt từ 1 - 1,5 tạ, dự kiến năng suất cả vườn trên 18 tấn. Quả vải to, ngọt hơn và không bị sâu ở cuống nên thương lái thu mua rất hài lòng. Năm nay, giá vải 20 triệu đồng/tấn, trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi được trên 300 triệu đồng”.
Rút kinh nghiệm sau những lần thất bại, hiện nay, ông Nuôi đã xử lý kỹ thuật cho vải ra hoa, đậu quả theo ý muốn. Từ thực tiễn sản xuất và kỹ thuật nắm bắt được, ông chia sẻ kinh nghiệm rằng trồng được cây vải ở hướng gió và đất cằn vẫn đậu nhiều quả. Ở Tây Nguyên, cây vải thường ra hoa vào khoảng dịp tháng 11, 12 âm lịch và cho thu hoạch sau 4 tháng.
Mỗi năm, cây vải chỉ cho thu hoạch 1 lứa nhưng tuổi thọ có thể lên tới vài chục năm, có khi cả trăm năm và thời gian cho kinh doanh kéo dài, năng suất ổn định. Trong quá trình trồng, gia đình ông đã xử lý cho cây ra hoa đều, quy trình bón phân và tưới nước đầy đủ.
Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Xuân cho biết: “Ông Nuôi là một nông dân rất cần cù, chịu khó lao động và chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mô hình vườn vải của gia đình ông Nuôi được địa phương đánh giá cao, góp phần chuyển đổi cây trồng ở địa phương và đang được nhiều người dân tham khảo, học tập kinh nghiệm”.
Có thể bạn quan tâm

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Hiện giá bán lẻ mật ong rừng lên tới 600.000đ/lít, còn bỏ mối cho các điểm mua số lượng lớn giá dao động trên dưới 400.000đ/lít. Ngoài ra, nhộng, sáp ong cũng có giá 300.000đ/kg. Theo ông Sơn, mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày sẽ thu được từ 5 đến 10 kg tảng ong thô, vắt bán hết mật, sáp cũng mang lại thu nhập vài triệu đồng mỗi chuyến.

Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.