Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài

Xoài là cây ăn trái nhiệt đới, thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ từ 24-27oC, lượng mưa thích hợp
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều giống xoài khác nhau như: xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, xoài tứ quý, xoài Xiêm, xoài bưởi và một giống giống xoài nhập nội như: Nam Dork Mai, Pan Cul Sị, Khiêu xa vơi, Sok-a nan…Tùy theo vùng đất, nông dân nên lựa chọn giống phù hợp như: trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cây ghép.
Kỹ thuật trồng:
Chuẩn bị đất trồng:
Xoài là cây ăn trái có tuổi thọ cao, sức sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao. Do đó, việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu. Xoài phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5 – 2m), thoát nước tốt, không có bão và hệ thống đê bao chống lũ.
Thời vụ:
Xoài có thể được trồng bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để trồng là vào đầu mùa mưa. Nếu trồng vào những thời điểm khác, nông dân cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước tưới cho cây, tránh trồng vào thời tiết nắng nóng và rét đậm.
Chuẩn bị đất và cách trồng:
Để tránh không bị ngập úng vào mùa mưa hay mùa nước nổi cần phải đào mương lên líp. Líp trung bình rộng 6 – 8m, mương rộng 3 – 4m. Đối với các vùng đất thấp như ở khu vực đồng bẳng sông Cửu Long, đất trồng cần phải được lên mô, đường kính mô từ 80 – 100cm, cao 30 – 60cm.
Chuẩn bị mô đất: 70% đất mặt, 30% phân chuồng, 3 – 5kg phân hữu cơ vi sinh Năm Sao Nasa Smart. Tất cả trộn đều vun lại thành mô đất và phủ rơm rạ trên mặt mô. Mô được chuẩn bị trước khi trồng 2 – 4 tuần.
Ngoài ra đối với những vùng đất cao nên đào hố rộng 70 – 80cm, sâu 50 – 70cm và cũng chuẩn bị bón lót cho hố đất với những thành phần giống như việc chuẩn bị cho 1 mô đất như trên. Hố cũng cần phải được chuẩn bị trước khi trồng từ 2 – 4 tuần.
Cách trồng: Đào một hốc nhỏ ở chính giữa mô (hoặc hố) đất, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố. Lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh (chú ý phải giữ cho cây thẳng đứng). Sau đó, cắm thêm nạng chống đỡ cho cây con hình chữ X, buộc dây tránh lay gốc làm cây chết. Sau khi trồng, tủ xung quanh gốc bằng rơm rạ hay rác mục (cách gốc 15cm).
Tưới nước: Trong 1 tháng đầu, cây cần phải tưới nước để tạo đủ độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển, không được tưới nước bằng hệ ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.
Bón phân:
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Cây từ khi trồng đến năm thứ 3, xoài cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển và tập trung năng lượng cho việc ra hoa, đậu trái. Do đó, trong giai đoạn này cần chăm bón kích thích phát triển thân lá thật tốt. Sử dụng phân bón Năm Sao Totel Effects 20-20-15+TE (tím) dạng một hạt: lượng bón 1 – 2kg/cây/năm, chia làm 3 – 5 lần bón/năm.
Giai đoạn kinh doanh:
Trước khi ra hoa: Phân bón Năm Sao chuyên dùng cho cây ăn trái 17-17-17+TE, lượng bón 0,5 – 1,0kg/cây.
Thời kỳ nuôi trái: Năm Sao nuôi trái 20-0-20+TE, lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây.
Sau khi thu hoạch: Năm Sao total Effects 20-20-15+TE (tím) dạng một hạt, lượng bón: 0,5 – 1,5kg/cây.
Cách bón: Tùy theo thời gian của từng thời kỳ, mỗi cây mà có thể chia ra làm nhiều lần bón. Khi bón phân nên đào rãnh sâu 5 – 10cm theo hình chiếu của tán lá, tránh không làm đứt nhiều rễ, rãi phân và lấp đất. Sau khi bón phân nên tưới nhiều nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu.
Có thể bạn quan tâm

Việc rải vụ không những giảm áp lực lên chính vụ, tăng thu nhập cho nhà vườn mà còn hạn chế được tình trạng “mua xoài lá” vì những người mua thường tập trung khai thác tối đa nên dễ làm cho vườn cây bị suy.

Bệnh này gây hại nghiêm trọng trên lá, hoa và trái xoài, chúng nhiễm trên hầu hết các giống xoài, lá xoài non khi chuyển từ màu đồng sang xanh sáng là giai đoạn mẫn cảm nhất, cuống lá cũng nhiễm dẫn đến hiện tượng rụng sớm. Trong trường hợp nhiễm nặng, toàn bộ chồi nhiễm bị cháy và chết khô, nhất là gặp lúc thời tiết ẩm.

Nhờ những tiến bộ mới trong công tác chọn tạo giống trong những năm gần đây, cây xoài cũng đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc có mùa đông lạnh. Các giống xoài mới được chọn tạo cho phù hợp với điều kiện các tỉnh phía Bắc như GL1. GL2, GL6, xoài vỏ tím, Irwin, Đài Loan... bước đầu đã khắc phục được hiện tượng không ra hoa hoặc ra hoa nhưng đậu quả kém. Để khắc phục tình trạng này, các cán bộ khoa học bộ môn cây ăn quả thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu, thí nghiệm thành công một số biện pháp thâm canh nhằm tác động làm cho cây ra hoa tập trung, đậu quả tốt, phòng chống sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh thán thư hại quả.

Sau khi thu hoạch xong và trước khi vào vụ mới cần bón phân gốc đầy đủ, để phục hồi cây sau thu hoạch, chúng ta dùng NPK hoặc phân đơn có tỷ lệ đạm và lân cao hơn kali, kết hợp các loại phân hữu cơ. Trước khi ra hoa 1,5-2 tháng cần bón tiếp 1 đợt , nên phối trộn phân bón sao cho có tỷ lệ N:P:K là 1:3:2, nghĩa là hàm lượng lân và kali phải cao để cây dễ dàng tạo mầm hoa cho vụ tới.

Sâu đục cành non xoài (Chlumetia transversa và Alcicoides sp.): Chúng thuộc bộ cánh phấn. Thành trùng là con ngài nhỏ có sải cánh 1,75cm. Con cái đẻ trứng trên lá. Sâu non khi mới nở ra thì đục ngay vào lá, sau đó chúng đục thẳng vào đầu các ngọn non, chùm hoa, ăn rỗng phía trong làm cho chồi non, cành hoa bị héo đi hoặc gãy đổ.