Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng tỏi tại nhà chưa bao giờ dễ dàng đến thế

Trồng tỏi tại nhà chưa bao giờ dễ dàng đến thế
Ngày đăng: 02/10/2015

Cũng giống như gừng, tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt.

Công dụng không chỉ bó hẹp ở các gian bếp, tỏi còn có khả năng vươn xa trong việc phòng và chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt tỏi còn được xem là "khắc tinh" của nhiều loại bệnh ung thư. 

Thậm chí trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, các bác sĩ Anh đã dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ.

Xin mách bạn cách trồng tỏi tại nhà cực đơn giản, dễ dàng:

1. Chuẩn bị dụng cụ

Một vài củ tỏi sạch, tươi, ngon làm giống. Lưu ý chọn những củ tỏi có nhánh lớn, cứng.

Đất trồng (Nên chuẩn bị đất thịt pha cát, thoát nước tốt).

Chậu (Cần chọn những chậu thoát nước tốt).

2. Tiến hành trồng

Bước 1: Tách củ tỏi ra từng nhánh nhỏ, chọn những nhánh mẩy chắc nhất để trồng.

Bước 2: Trồng mỗi nhánh tỏi sâu khoảng 5cm xuống đất. Lưu ý đặt tỏi như trong hình để sau tỏi nhú mầm lên trên mặt đất. Mỗi tép tỏi được trồng nên cách nhau khoảng 8-10cm để chúng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu diện tích có hạn, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách này lại, nhưng nhớ là không nên trồng quá dày.

Bước 3: Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ phát triển, chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt.

Bước 4: Khi tỏi đã nhú mầm lên thì tưới nước một lần một tuần. Cần bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ để tỏi sinh trưởng tốt.

3. Thu hoạch và bảo quản tỏi

Cần quan sát phần lá tỏi, khi lá tỏi khô héo, các nhánh tỏi phía trên đã ngả sang màu vàng cũng đồng thời là lúc củ tỏi phía dưới đủ lớn để thu hoạch.

Chọn mua những túi lưới đựng tỏi để giữ được trong môi trường khô và thoáng. Để tỏi ở chỗ tối cũng giúp giữ tỏi được lâu hơn.


Có thể bạn quan tâm

Chinh phục bằng chất lượng Chinh phục bằng chất lượng

Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.

14/04/2015
Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

14/04/2015
Hơn một tỷ đồng hỗ trợ nuôi cá thâm canh cao Hơn một tỷ đồng hỗ trợ nuôi cá thâm canh cao

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

14/04/2015
Làm giàu từ nuôi cá và ba ba Làm giàu từ nuôi cá và ba ba

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

14/04/2015
Nỗi lo tôm giống Nỗi lo tôm giống

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

14/04/2015