Trồng Tiêu Trên Trụ Cóc Rừng Ở Bình Thuận

Anh Nguyễn Đức Dũng (51 tuổi) ở thôn Tân Quang, xã Sông Phan, Hàm Tân (Bình Thuận) đã đưa gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng với mô hình trồng hồ tiêu trên trụ cây cóc rừng.
Gia đình anh Nguyễn Đức Dũng gắn bó với công việc trồng tiêu đã gần 15 năm nay, năm nào vườn tiêu 400 trụ cũng cho thu hoạch hơn từ 1,5 đến 2 tấn tiêu hạt. Anh Dũng tính toán: Với giá bán hiện tại 150.000 đồng/kg, năm nay vườn tiêu 400 trụ của gia đình anh cho thu hoạch trên 1,5 tấn, sau khi trừ chi phí, lãi gần 200 triệu đồng.
Ngoài các yếu tố cần cù, kiên trì của chủ vườn, sở dĩ vườn tiêu của anh Dũng luôn cho năng suất cao trước hết là do khâu chọn giống, kỹ thuật trồng và biết ứng dụng đầy đủ kinh nghiệm học hỏi từ những người trồng tiêu ở vùng Long Khánh, Đồng Nai. Anh Dũng cho biết: Giống tiêu được mua chọn lọc từ vườn ươm Bảo Chánh - Long Khánh, trồng theo mật độ 120 cây/1 sào; Sau 2 năm chăm sóc cây non thật kỹ, qua năm thứ 3 mới cho dây bò lên thân cây cóc rừng để tiêu bám trụ phát triển. Với đặc thù “nắng không ưa, mưa không chịu”, ngoài việc bón đầy đủ các loại phân hữu cơ theo từng quy trình sinh trưởng. Vườn tiêu của gia đình anh luôn được ủ gốc trong mùa nắng để giữ độ ẩm và lên líp để kịp thoát nước sau mỗi trận mưa, không để nước ứ đọng ở gốc cây là nguyên nhân chính gây ra bệnh thối rễ cây tiêu rất khó trị. Lợi thế là vườn tiêu của anh nằm cạnh dòng chảy sông Phan nên rất thuận cho việc tưới tiêu quanh năm. Anh cũng đã tận dụng đất phù sa ven sông để làm bầu trụ và đất ươm cho những dây tiêu giống.
Nhớ lại nhiều năm trước đây, trên mảnh đất này, anh Dũng đã trồng thử nhiều loại cây khác tuy cũng đạt hiệu quả kinh tế nhưng đến khi được giới thiệu, nghiên cứu, so sánh, anh đã đi đến quyết định dốc vốn đầu tư, chọn cây tiêu làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. Ngay từ những vụ thu hoạch đầu, cả nhà mừng rỡ vì thu nhập từ cây tiêu cao gấp 3 lần so với các loại cây trồng trước đây.
Một trong những sáng tạo của anh Dũng là dùng cây cóc rừng để làm nọc tiêu thay thế những trụ gỗ, trụ xi măng. Vì trụ gỗ không có nhiều vì rừng đã kiệt, còn dùng trụ gạch, xây xi măng lại phải đầu tư chi phí khá cao. Trong khi đó, cây cóc lại có sẵn trong nương rẫy, anh chỉ bỏ công chặt nhánh đem về trồng. Từng bước một tuy chậm nhưng đến nay tất cả 400 cây cóc dùng làm nọc tiêu phát triển xanh tốt, cây tiêu bám trụ nhanh và cho chất lượng hạt cao. Phát huy lợi thế sẵn có, năm 2010 anh Dũng tiếp tục mở rộng diện tích thêm 300 trụ. Nhờ chăm bón kỹ như vậy nên vườn tiêu năm nào cũng cho thu hoạch cao.
Có thể bạn quan tâm

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...