Trồng thử nghiệm dưa lưới trên vùng đất cát ven biển Thạch Hà

Nhằm đa dạng hoá các loại củ quả có năng suất, chất lượng cao, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã tổ chức trồng thử nghiệm thành công 1 ha giống dưa lưới Kim Cô Nương trên vùng đất cát ven biển Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Kết quả bước đầu khẳng định đây là giống dưa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Hà Tĩnh, mở ra triển vọng về giống cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Thành công giống dưa Kim Cô Nương mở ra hướng đi mới cho người dân ở vùng đất cát ven biển Hà Tĩnh mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân
Qua 2 tháng kiểm tra, theo dõi mô hình trồng dưa lưới Kim Cô Nương tại đồng ruộng cho thấy: Giống dưa này có thời gian sinh trưởng từ 58 - 60 ngày, thời gian từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 30 - 35 ngày; độ đường ổn định; thời điểm thu hoạch của giống sau khi đậu quả từ 28 - 35 ngày, khi chín vỏ quả có màu vàng, là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt 2,5 - 3 kg/quả.
Ngoài ra, giống dưa này còn có các ưu điểm như: Tiết kiệm nước tưới, phân bón, công chăm sóc; chủ động về thời vụ và chăm bón cho cây; ít sâu bệnh gây hại… Mặc dù năng suất không cao so các giống dưa thường nhưng dưa lưới Kim Cô Nương bán với giá khá cao (giá bình quân từ 28 - 30 ngàn đồng/kg) và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo anh Nguyễn Xuân Hỷ, cán bộ kỹ thuật, để trồng dưa lưới có hiệu quả cao cần áp dụng theo phương pháp mới, mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể giàu dinh dưỡng. Các bầu cây được đặt sát trên bề mặt luống để tăng mật độ cây, giúp bộ rễ phát triển nhanh, hút dinh dưỡng tốt hơn.
Khi dưa có tua cuốn, mỗi cây sẽ được treo trên từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, không bị trầy xước hay dập nát. Đồng thời, quả dưa được treo trên các cột sẽ cho hình dáng tròn đều, màu sắc cũng tươi hơn do hấp thụ nhiều ánh nắng.
Với phương pháp canh tác này, bà con nông dân cần hạn chế số quả trên cây, mỗi cây nên duy trì một quả dưa… Hạn chế số lượng quả sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng, đảm bảo trọng lượng, nâng cao chất lượng của quả.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Tất Thắng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cho biết: “Việc chọn giống dưa Kim Cô Nương để thử nghiệm tại Hà Tĩnh là một trong những hướng đi mới nhằm tìm ra những giống cây trồng có hiệu quả, với phù hợp điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, từng bước giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập.
Tổng Công ty đã tích cực tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về cách gieo trồng, chăm sóc và tiếp nhận giống dưa Kim Cô Nương về trồng thử nghiệm trên diện tích 1 ha thuộc vùng đất cát ven biển. Đến nay, dưa đã cho thu hoạch với kết quả khả quan”.
Từ những kết quả bước đầu, có thể khẳng định giống dưa Kim Cô Nương phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Hà Tĩnh, mở ra triển vọng giúp người dân có thêm giống cây trồng mới, góp phần nâng cao kinh tế cho người dân ở các địa phương trên vùng cát ven biển Hà Tĩnh./.
Có thể bạn quan tâm

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng. Hiện nay, tại một số vùng nuôi ở huyện Vạn Ninh đã xuất hiện tình trạng tôm chậm lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chất lượng con giống thả nuôi không đảm bảo.

Kinh tế thế giới đã trải qua một thời gian dài chìm sâu trong khủng hoảng. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp (DN) nào trụ vững để tồn tại được trong khó khăn đều thể hiện được bản lĩnh trên thương trường mà ở đó, kinh doanh trên sự “khác biệt” chính là bí quyết thành công. Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA (Công ty AFA) là một trong số đó.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trại trưởng Trại giống Thủy sản Quang Kim cho biết: Hình thức nuôi cá giòn không quá khó với người nuôi thủy sản, lại có giá trị kinh tế cao, rất cần được nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh, giúp nông dân có thêm phương thức nuôi mới để tăng thu nhập.

Hiện nay, các đơn vị chức năng của thành phố đang tích cực động viên ngư dân bám biển khai thác; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực khai thác, bảo quản sản phẩm, phòng tránh thiên tai trên biển cho ngư dân, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để ngư dân yên tâm sản xuất.