Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng thử nghiệm dưa lưới trên vùng đất cát ven biển Thạch Hà

Trồng thử nghiệm dưa lưới trên vùng đất cát ven biển Thạch Hà
Ngày đăng: 31/08/2015

Nhằm đa dạng hoá các loại củ quả có năng suất, chất lượng cao, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã tổ chức trồng thử nghiệm thành công 1 ha giống dưa lưới Kim Cô Nương trên vùng đất cát ven biển Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Kết quả bước đầu khẳng định đây là giống dưa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Hà Tĩnh, mở ra triển vọng về giống cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Thành công giống dưa Kim Cô Nương mở ra hướng đi mới cho người dân ở vùng đất cát ven biển Hà Tĩnh mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân

Qua 2 tháng kiểm tra, theo dõi mô hình trồng dưa lưới Kim Cô Nương tại đồng ruộng cho thấy: Giống dưa này có thời gian sinh trưởng từ 58 - 60 ngày, thời gian từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 30 - 35 ngày; độ đường ổn định; thời điểm thu hoạch của giống sau khi đậu quả từ 28 - 35 ngày, khi chín vỏ quả có màu vàng, là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt 2,5 - 3 kg/quả.

Ngoài ra, giống dưa này còn có các ưu điểm như: Tiết kiệm nước tưới, phân bón, công chăm sóc; chủ động về thời vụ và chăm bón cho cây; ít sâu bệnh gây hại… Mặc dù năng suất không cao so các giống dưa thường nhưng dưa lưới Kim Cô Nương bán với giá khá cao (giá bình quân từ 28 - 30 ngàn đồng/kg) và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo anh Nguyễn Xuân Hỷ, cán bộ kỹ thuật, để trồng dưa lưới có hiệu quả cao cần áp dụng theo phương pháp mới, mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể giàu dinh dưỡng. Các bầu cây được đặt sát trên bề mặt luống để tăng mật độ cây, giúp bộ rễ phát triển nhanh, hút dinh dưỡng tốt hơn.

Khi dưa có tua cuốn, mỗi cây sẽ được treo trên từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, không bị trầy xước hay dập nát. Đồng thời, quả dưa được treo trên các cột sẽ cho hình dáng tròn đều, màu sắc cũng tươi hơn do hấp thụ nhiều ánh nắng.

Với phương pháp canh tác này, bà con nông dân cần hạn chế số quả trên cây, mỗi cây nên duy trì một quả dưa… Hạn chế số lượng quả sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng, đảm bảo trọng lượng, nâng cao chất lượng của quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Tất Thắng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cho biết: “Việc chọn giống dưa Kim Cô Nương để thử nghiệm tại Hà Tĩnh là một trong những hướng đi mới nhằm tìm ra những giống cây trồng có hiệu quả, với phù hợp điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, từng bước giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập.

Tổng Công ty đã tích cực tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về cách gieo trồng, chăm sóc và tiếp nhận giống dưa Kim Cô Nương về trồng thử nghiệm trên diện tích 1 ha thuộc vùng đất cát ven biển. Đến nay, dưa đã cho thu hoạch với kết quả khả quan”.

Từ những kết quả bước đầu, có thể khẳng định giống dưa Kim Cô Nương phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Hà Tĩnh, mở ra triển vọng giúp người dân có thêm giống cây trồng mới, góp phần nâng cao kinh tế cho người dân ở các địa phương trên vùng cát ven biển Hà Tĩnh./.


Có thể bạn quan tâm

Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

11/05/2013
Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

12/05/2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh) Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh)

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

12/05/2013
Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.

13/01/2013
Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

18/01/2013