Trồng Thảo Dược Dưới Tán Rừng

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.
Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) là một trong những vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, sa nhân có tác dụng trợ tiêu hóa, trị đau dạ dày, phòng tê thấp, sốt rét, đau răng, phù thủng… Ngoài ra, sa nhân còn được dùng làm gia vị, hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu và xuất khẩu đến nhiều nước.
Cây sa nhân thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Cây mọc thành bụi, sau 2 năm, cây trưởng thành, mỗi bụi đẻ thành nhiều cây, sau đó bắt đầu ra hoa và kết trái. Quả sa nhân dùng làm thuốc, thường mỗi cụm có từ 4 đến 8 quả hình tròn giống như trái chôm chôm.
Sa nhân thu hoạch mỗi năm 2 lần, lần thứ I vào tháng 6 – 7, lần II vào tháng 10 – 11. Khi quả bắt đầu già, người ta hái về đem phơi khô hoặc sấy. Khi bóc vỏ ra, bên trong có nhiều hạt đầy đặn màu nâu nhạt. Ở Trung Quốc, quả sa nhân khô còn vỏ gọi là “xác sa”, phần hột đã bóc vỏ mới gọi là “sa nhân”.
Sa nhân trồng sau 24 tháng sẽ bắt đầu thu hoạch, đạt sản lượng (hạt khô) từ 37 kg đến 83kg/ha (tùy theo mật độ trồng). Giá bán hạt khô từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng/kg. Sa nhân Việt Nam chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Từ lâu, ở tỉnh An Giang đã áp dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp nuôi trồng dưới tán rừng trên vùng Bảy Núi một cách rất thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, An Giang có trên 680 loài thảo dược, trong đó gần 90% là cây mọc tự nhiên.
Với nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng nên nhiều người đã đua nhau khai thác kiểu tận diệt, đào cả gốc lẫn rễ nên nguồn cây thuốc ngày càng cạn kiệt. Nếu như không có giải pháp gây trồng, tái sinh và bảo tồn, chắc chắn trong một ngày không xa, nhiều cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng, trong đó có cây sa nhân, quế, mã tiền…
Chính vì vậy, việc đầu tư, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong gieo ươm cây dược liệu là việc làm rất cần thiết. Trong đó, cây sa nhân là cây có giá trị kinh tế, dễ trồng và có thể chung sống dưới những tán rừng phòng hộ, đặc biệt là cây lâu năm.
Để quản lý và thực hiện tốt mô hình này, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang đã đứng ra làm chủ đầu tư và giao cho Chi cục Kiểm lâm quản lý thực hiện. Trước khi tiến hành, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng và theo dõi mô hình, cung cấp cây giống và chọn địa điểm gây trồng tại Ô Sình, núi Dài với số lượng 12.000 cây và Vồ Bà, núi Cấm 10.000 cây.
Ông Lê Công Tảo, thành viên tổ hợp tác bảo vệ rừng tại núi Dài cho biết đầu tiên ông nhận 1.600 cây giống trồng trên diện tích 8.000m2, hiện cây phát triển rất tốt. Theo ông, sa nhân rất thích hợp với thổ nhưỡng trên vùng đồi núi, nhất là dưới tán xoài, sầu riêng, trầm, bơ, sao…
Đặc biệt dưới gốc sao còn trồng được dây tiêu, tạo cho vườn rừng trở thành ba tầng sinh thái. Ông tỏ ra rất tự tin: “Mình thu hoạch xong sẽ bán ngay trái tươi với giá 10.000đồng/kg, hy vọng sẽ kiếm được 40 triệu đồng/ha”.
Ông Huỳnh Văn Bé, cán bộ lâm nghiệp thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn cho biết việc trồng dược liệu dưới tán rừng sẽ giúp các hộ miền núi có thêm thu nhập, đồng thời góp phần nhanh chóng khôi phục tính đa dạng sinh học, hạn chế khai thác từ tự nhiên nhằm bảo tồn nguồn gien thảo dược.
Quan trọng hơn nữa là trồng sa nhân dưới tán rừng sẽ tạo được độ ẩm, hạn chế cháy rừng, chống xói mòn và tăng hệ số sử dụng đất lâm nghiệp một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.

Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.

Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.