Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGap
Ngày đăng: 30/05/2012

Qua hơn 3 năm, mô hình trồng thí điểm thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được kết quả khả quan.

Tuy nhiên, tổ hợp tác sản xuất này đang gặp phải khó khăn là thiếu vốn, đầu ra của sản phẩm không ổn định...

Dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap được thực hiện thí điểm ở xã Bông Trang từ tháng 12/2009, trên 2 ha với 5 hộ nông dân tham gia, tổng kinh phí 500 triệu đồng.

Các hộ được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí, được hướng dẫn kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap đầu tiên và duy nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu do Hội Nông dân tỉnh làm chủ dự án.

Ông Mai Văn Tiết ở ấp Trang Định, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc cho biết hơn 3 năm qua, gia đình ông trồng thí điểm 4 sào với 400 trụ thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap. Qua quá trình chăm sóc và thu hoạch, ông thấy trồng theo tiêu chuẩn VietGap cho năng suất cao, ít sâu bệnh hơn, quả đẹp, ngọt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng do không dùng thuốc trừ sâu độc hại.

Đến nay, năng suất một trụ thanh long cho từ 30 - 50 kg, với giá bán gấp đôi thanh long thường, từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng 100 triệu đồng/năm.

Theo ông Tiết, trồng theo tiêu chuẩn VietGap giảm được 20 - 30% chi phí do giảm được lượng thuốc sâu và phân bón. Được hướng dẫn và làm đúng kỹ thuật, người nông dân không phải bón phân chuồng và phân hóa học tràn lan, thuốc trừ sâu bệnh chủ yếu người dân tự chế từ tỏi, ớt, dầu ăn... Do vậy, quả thanh long sẽ rất an toàn cho người sử dụng.

Gia đình anh Nguyễn Đình Lưu cùng ở ấp Trang Định, xã Bông Trang cũng trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap với 4 sào, 400 trụ. Ban đầu, do chưa chăm bón đúng kỹ thuật, gia đình anh bán được thanh long với giá rẻ. Sau một thời gian, chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn thanh long của anh cho quả to, đẹp, rất ngọt và nhanh được thu hoạch hơn. Trung bình, mỗi gốc thanh long cho 13 quả/trụ (mỗi trái thanh long có trọng lượng gần 0,8 kg). Theo tính toán, một năm, trừ chi phí gia đình anh thu về gần 150 triệu đồng.

Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay, các hộ trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đây mới chỉ là mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích còn ít nên các hộ chưa có giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm.

Bên cạnh đó, do chưa thành lập được hợp tác xã (hiện nay mới là tổ sản xuất), mỗi hộ phải tự tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, dẫn tới tình trạng giá cả không ổn định. Ngoài ra, hiện nay, các hộ này muốn đầu tư mở rộng diện tích để trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap đều gặp khó khăn về vốn đầu tư, thiếu thông tin thị trường.

Một số hộ không mấy mặn mà vì khó khăn ban đầu để người nông dân thực hiện theo VietGap là phải ghi nhật ký sản xuất, phải gửi các mẫu xét nghiệm đất, nước, phân bón... đạt tiêu chuẩn mới có thể trồng thanh long, trong khi từ lâu nay bà con vẫn làm theo cách truyền thống, trồng cây và chờ ngày thu hoạch, chứ không chú ý đến những việc này.

Có thể bạn quan tâm

Nỗi Buồn Trên Những Bè Tôm Nỗi Buồn Trên Những Bè Tôm

Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .

27/10/2014
Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thay Đổi Nhận Thức Về Đánh Bắt Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thay Đổi Nhận Thức Về Đánh Bắt Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.

27/10/2014
Người Dân Huyện U Minh Bắt Đầu Thu Hoạch Rẹm Người Dân Huyện U Minh Bắt Đầu Thu Hoạch Rẹm

Việc thu hoạch rẹm chỉ trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, không chỉ giúp nông dân vùng chuyển đổi sản xuất bảo vệ được vuông tôm, ruộng lúa, mà từ nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi, việc giăng bắt rẹm sẽ giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

27/10/2014
Ninh Bình Trình Diễn Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Hồng Thương Phẩm Ninh Bình Trình Diễn Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Hồng Thương Phẩm

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.

27/10/2014
Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.

27/10/2014