Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGap
Ngày đăng: 30/05/2012

Qua hơn 3 năm, mô hình trồng thí điểm thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được kết quả khả quan.

Tuy nhiên, tổ hợp tác sản xuất này đang gặp phải khó khăn là thiếu vốn, đầu ra của sản phẩm không ổn định...

Dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap được thực hiện thí điểm ở xã Bông Trang từ tháng 12/2009, trên 2 ha với 5 hộ nông dân tham gia, tổng kinh phí 500 triệu đồng.

Các hộ được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí, được hướng dẫn kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap đầu tiên và duy nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu do Hội Nông dân tỉnh làm chủ dự án.

Ông Mai Văn Tiết ở ấp Trang Định, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc cho biết hơn 3 năm qua, gia đình ông trồng thí điểm 4 sào với 400 trụ thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap. Qua quá trình chăm sóc và thu hoạch, ông thấy trồng theo tiêu chuẩn VietGap cho năng suất cao, ít sâu bệnh hơn, quả đẹp, ngọt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng do không dùng thuốc trừ sâu độc hại.

Đến nay, năng suất một trụ thanh long cho từ 30 - 50 kg, với giá bán gấp đôi thanh long thường, từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng 100 triệu đồng/năm.

Theo ông Tiết, trồng theo tiêu chuẩn VietGap giảm được 20 - 30% chi phí do giảm được lượng thuốc sâu và phân bón. Được hướng dẫn và làm đúng kỹ thuật, người nông dân không phải bón phân chuồng và phân hóa học tràn lan, thuốc trừ sâu bệnh chủ yếu người dân tự chế từ tỏi, ớt, dầu ăn... Do vậy, quả thanh long sẽ rất an toàn cho người sử dụng.

Gia đình anh Nguyễn Đình Lưu cùng ở ấp Trang Định, xã Bông Trang cũng trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap với 4 sào, 400 trụ. Ban đầu, do chưa chăm bón đúng kỹ thuật, gia đình anh bán được thanh long với giá rẻ. Sau một thời gian, chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn thanh long của anh cho quả to, đẹp, rất ngọt và nhanh được thu hoạch hơn. Trung bình, mỗi gốc thanh long cho 13 quả/trụ (mỗi trái thanh long có trọng lượng gần 0,8 kg). Theo tính toán, một năm, trừ chi phí gia đình anh thu về gần 150 triệu đồng.

Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay, các hộ trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đây mới chỉ là mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích còn ít nên các hộ chưa có giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm.

Bên cạnh đó, do chưa thành lập được hợp tác xã (hiện nay mới là tổ sản xuất), mỗi hộ phải tự tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, dẫn tới tình trạng giá cả không ổn định. Ngoài ra, hiện nay, các hộ này muốn đầu tư mở rộng diện tích để trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap đều gặp khó khăn về vốn đầu tư, thiếu thông tin thị trường.

Một số hộ không mấy mặn mà vì khó khăn ban đầu để người nông dân thực hiện theo VietGap là phải ghi nhật ký sản xuất, phải gửi các mẫu xét nghiệm đất, nước, phân bón... đạt tiêu chuẩn mới có thể trồng thanh long, trong khi từ lâu nay bà con vẫn làm theo cách truyền thống, trồng cây và chờ ngày thu hoạch, chứ không chú ý đến những việc này.

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công

Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.

11/08/2015
Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

11/08/2015
Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

11/08/2015
Xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh Xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

11/08/2015
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

11/08/2015