Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGap
Ngày đăng: 30/05/2012

Qua hơn 3 năm, mô hình trồng thí điểm thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được kết quả khả quan.

Tuy nhiên, tổ hợp tác sản xuất này đang gặp phải khó khăn là thiếu vốn, đầu ra của sản phẩm không ổn định...

Dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap được thực hiện thí điểm ở xã Bông Trang từ tháng 12/2009, trên 2 ha với 5 hộ nông dân tham gia, tổng kinh phí 500 triệu đồng.

Các hộ được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí, được hướng dẫn kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap đầu tiên và duy nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu do Hội Nông dân tỉnh làm chủ dự án.

Ông Mai Văn Tiết ở ấp Trang Định, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc cho biết hơn 3 năm qua, gia đình ông trồng thí điểm 4 sào với 400 trụ thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap. Qua quá trình chăm sóc và thu hoạch, ông thấy trồng theo tiêu chuẩn VietGap cho năng suất cao, ít sâu bệnh hơn, quả đẹp, ngọt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng do không dùng thuốc trừ sâu độc hại.

Đến nay, năng suất một trụ thanh long cho từ 30 - 50 kg, với giá bán gấp đôi thanh long thường, từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng 100 triệu đồng/năm.

Theo ông Tiết, trồng theo tiêu chuẩn VietGap giảm được 20 - 30% chi phí do giảm được lượng thuốc sâu và phân bón. Được hướng dẫn và làm đúng kỹ thuật, người nông dân không phải bón phân chuồng và phân hóa học tràn lan, thuốc trừ sâu bệnh chủ yếu người dân tự chế từ tỏi, ớt, dầu ăn... Do vậy, quả thanh long sẽ rất an toàn cho người sử dụng.

Gia đình anh Nguyễn Đình Lưu cùng ở ấp Trang Định, xã Bông Trang cũng trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap với 4 sào, 400 trụ. Ban đầu, do chưa chăm bón đúng kỹ thuật, gia đình anh bán được thanh long với giá rẻ. Sau một thời gian, chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn thanh long của anh cho quả to, đẹp, rất ngọt và nhanh được thu hoạch hơn. Trung bình, mỗi gốc thanh long cho 13 quả/trụ (mỗi trái thanh long có trọng lượng gần 0,8 kg). Theo tính toán, một năm, trừ chi phí gia đình anh thu về gần 150 triệu đồng.

Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay, các hộ trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đây mới chỉ là mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích còn ít nên các hộ chưa có giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm.

Bên cạnh đó, do chưa thành lập được hợp tác xã (hiện nay mới là tổ sản xuất), mỗi hộ phải tự tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, dẫn tới tình trạng giá cả không ổn định. Ngoài ra, hiện nay, các hộ này muốn đầu tư mở rộng diện tích để trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap đều gặp khó khăn về vốn đầu tư, thiếu thông tin thị trường.

Một số hộ không mấy mặn mà vì khó khăn ban đầu để người nông dân thực hiện theo VietGap là phải ghi nhật ký sản xuất, phải gửi các mẫu xét nghiệm đất, nước, phân bón... đạt tiêu chuẩn mới có thể trồng thanh long, trong khi từ lâu nay bà con vẫn làm theo cách truyền thống, trồng cây và chờ ngày thu hoạch, chứ không chú ý đến những việc này.

Có thể bạn quan tâm

"Vàng Đen" Ở Xuân Thọ (Đồng Nai)

Vùng chuyên canh cây hồ tiêu ở xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) có diện tích khá lớn với gần 500 hécta. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nhiều nông dân đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui trúng mùa, được giá.

28/02/2014
Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh

Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.

28/02/2014
Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau

Năm 2013, có 1.392 hộ và 516,76 ha tham gia bảo hiểm với tổng mức phí 22,38 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 13 tỷ đồng. Có 1.575 vụ tôm thiệt hại trên tổng số 1.392 hợp đồng với diện tích 496,409, chiếm 96,1% tổng diện tích tham gia bảo hiểm.

01/03/2014
Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.

01/03/2014
Trứng An Toàn Vẫn Tiêu Thụ Tốt Trứng An Toàn Vẫn Tiêu Thụ Tốt

Theo đại diện một số siêu thị tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), lượng trứng gia cầm tiêu thụ vẫn tốt dù giá trứng không điều chỉnh giảm như ngoài thị trường.

01/03/2014