Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng thần dược chùm ngây thế nào cho đúng cách?

Trồng thần dược chùm ngây thế nào cho đúng cách?
Ngày đăng: 22/08/2015

Các bộ phận của cây như lá, quả là nguồn thực phẩm tốt, đặc biệt củ cây là một loại dược liệu quý. Đây cũng là cây trồng lý tưởng cho các trang trại ở miền núi có diện tích rộng, có thể trồng xen với các loại cây khác.

Giá trị dinh dưỡng cao

Chùm ngây có giá trị dinh dưỡng rất cao với hơn 90 dưỡng chất, bao gồm nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta- carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất... Trong đó, đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng can-xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam... Ngoài ra chùm ngây còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng sinh, chất chống viêm nhiễm...

Chùm ngây là cây rất dễ trồng và thích hợp cho các trang trại ở miền núi.

Loại cây này có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường. Đây là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây chùm ngây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm.

Sau khi chuẩn bị đất xong, Đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5- 2m. Nếu trồng chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính trên 50cm để cây và củ phát triển tốt.

Tiến hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 - 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa.

Sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng. Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay.

Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.

Nhân giống cây chùm ngây

Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ.

- Gây trồng cây chùm ngây từ hạt:

Giống được thu hái trên các cây mẹ từ 2 tuổi trở lên. Quan sát vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu hoàn toàn thì bắt đầu thu hái. Dùng cù nèo cắt từng cành nhỏ có chứa quả.

Chế biến hạt: Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật, phơi khô dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, tách hạt khỏi vỏ quả, sau đó sàng làm sạch hạt.

Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.

Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng  là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.

- Gây trồng cây chùm ngây từ hom

Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.

Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.

Sản phẩm đầu ra:

Sau 3 tháng tuổi cây đã bắt đầu cho thu hoạch. Khi cây cao 60 cm thì cắt ngọn và tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi. Sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình mỗi cây có thể cho từ 500 đến 900gram lá tươi/tháng. Nếu chỉ trồng 5.000 cây/ha (2m2/cây), sau 6 tháng có thể thu hoạch trung bình 2.500kg lá/ha/tháng. Được bán với giá 100.000đồng/kg, người bán sẽ có thu nhập ròng tại vườn của người trồng cây chùm ngây ít nhất sẽ là 20 triệu đồng/tháng.

Chế biến rau chùm ngây:

- Nấu các món như với rau ngót.

- Ngoài ra có thể chế biến thêm:

- Lá non dùng ăn sống cùng với các loại rau khác, hoặc trộn xa lát.- Xào với thịt trâu bò, cá các loại…

- Xay nhỏ lá tươi cho vào cháo, bột cho trẻ em, rất tốt vì vừa có chất xơ, vừa có lượng dinh dưỡng (vitamin, can xi, kali, protein) cao hơn Cam, Chuối, Sữa.. 

Lưu ý khi sử dụng:

1.Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai

2.Chùm ngây không có tác dụng cho sức khỏe.Đối tượng/ Lượng dùng/ Cách dùng

- Trẻ từ 1- 3 tuổi: 20 gram lá tươi/ngày/trẻ- Xay nhuyễn nấu bột, cháo hoặc canh là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …vàVitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .

- Bà mẹ mới sinh và đang cho con bú: 100 gram rau tươi/ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày

- Nấu canh, xào trứng, xào thịt, xay sinh tố...

* Khẩu phần ăn cho gia đình 04 người: 100 gram lá tươi/người/bữa ăn- Nấu canh, xào trứng, nấu tôm, cua hến, nấu chay, nấu mỳ tôm, làm sinh tố...

* Người cao tuổi: 100 gram lá tươi/người/ngày- Nấu canh, xào, ướp như trà uống, phơi khô làm trà...


Có thể bạn quan tâm

Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Khảo Sát Vùng Nuôi Nghêu Xã Tân Thành Ở Tiền Giang Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Khảo Sát Vùng Nuôi Nghêu Xã Tân Thành Ở Tiền Giang

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.

09/04/2013
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên): Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên):

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

09/04/2013
Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013 Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

09/07/2013
Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

12/04/2013
Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

12/04/2013