Trồng Sầu Riêng Trên Đất Lúa Năng Suất Thấp

Thời gian gần đây, nông dân các huyện thượng nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có nhiều mô hình sản xuất sáng tạo và có tính khả thi cao. Trồng sầu riêng trên đất lúa năng suất thấp là một trong những mô hình đó.
Người đầu tiên áp dụng trồng sầu riêng trên đất lúa năng suất thấp là ông Cao Văn Lập ở miệt vườn Cẩm Sơn (huyện Cai Lậy). Với mô hình này, ông thu lợi nhuận gấp 2 - 3 lần so với cấy lúa.
Ông Lập cho biết, gia đình có 3.000m2 ruộng ở vùng gò, gieo cấy lúa đạt năng suất thấp do vào mùa lũ thường bị ảnh hưởng nặng nề, nếu thu hoạch trễ còn có nguy cơ mất trắng... Thực hiện chủ trương sống chung với lũ, đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, Tiền Giang đã quy hoạch vùng phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy, trong đó có Cẩm Sơn, trở thành vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản. Ông Lập mạnh dạn chọn Ri 6, giống sầu riêng chất lượng cao và là một trong 7 chủng loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh để trồng trên 3.000m2 đất lúa.
Ông tiến hành trồng khoảng 40 gốc sầu riêng, mỗi vụ thu hoạch khoảng 4,8 tấn. Với giá bán 20.000 - 23.000 đồng/kg, gia đình có thu hàng trăm triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông Lập còn chủ động xử lý cho cây ra quả trái mùa. Vụ sầu riêng nghịch đầu năm nay, có thời điểm thương lái thu mua tại vườn với giá 30.000 - 32.000 đồng/kg, cho lợi nhuận 200 - 300 triệu đồng/ha.
Học tập ông Lập, người dân Cẩm Sơn tích cực phát huy hiệu quả các tuyến đê bao ngăn lũ, chuyển sang lập vườn trồng sầu riêng Ri 6 với diện tích hàng trăm hecta, trở thành vùng chuyên canh sầu riêng chất lượng cao của khu vực phía Đông sông Ba Rày.
Có thể bạn quan tâm

Đối với canh tác sầu riêng, khâu khó nhất là xử lý đậu trái nhiều vì phải tùy theo độ tuổi, giống, thổ nhưỡng, kỹ thuật và sử dụng phân bón phù hợp

Sầu riêng là cây ăn trái miền nhiệt đới và có giá thành tương đối cao. Do đó, việc xử lý cho cây ra hoa và trái nghịch vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Để cây sầu riêng đạt năng suất cao, việc phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây là vô cùng quan trọng.

Dùng phân bón hữu cơ trên cây ăn trái là biện pháp giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch, cho nông sản an toàn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Với mức độ chịu mặn thấp, chỉ từ 0,5‰ - 1‰, sầu riêng được xếp vào loại cây mẫn cảm với hạn, mặn.