Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rừng thân thiện với môi trường

Trồng rừng thân thiện với môi trường
Ngày đăng: 17/06/2015

Quản lý rừng bền vững

Ông Lê Văn Ninh – Phó Giám đốc Công ty tự hào: Hằng năm, Hội đồng quản lý rừng (FSC) – một tổ chức phi Chính phủ đã đến kiểm tra các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững do công ty quản lý, nhưng đến nay đã hơn 2 năm kể từ ngày công ty được cấp chứng chỉ rừng bền vững vẫn còn nguyên giá trị. Theo ông Ninh rừng bền vững phải đạt 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí và 236 chỉ số, nhằm mục đích bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

Đạt được chứng chỉ rừng bền vững, Công ty đã thực hiện các nguyên tắc trồng và bảo vệ rừng. Trong khi một số hộ dân trong vùng trồng và sau 3 - 4 năm đã khai thác hàng loạt làm vỡ hệ sinh thái môi trường đất rừng, hiệu quả kinh tế không cao thì công ty đã có cách trồng và khai thác khác. Trên tổng diện tích công ty trồng và quản lý hơn 2.600ha, thì sau 7 năm công ty mới thu hoạch. Trong đó có 200ha công ty kéo dài chu kỳ khai thác đến 9-12 năm. Quá trình thu hoạch cũng trải đều hằng năm chứ không khai thác hàng loạt. Với cách khai thác này, cây cũng kịp trả lại độ dinh dưỡng cho đất, gỗ đạt chất lượng. Khi bán cho các doanh nghiệp xuất đi các nước EU, Mỹ đều đảm bảo “thuận buồm xuôi gió”, bởi không chỉ gỗ đạt chất lượng mà có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong quá trình khai thác, công ty cũng đã tạo công ăn việc làm cho dân trong vùng. Nhiều hộ dân cũng đã biết kỹ thuật trồng keo phát triển kinh tế. Đây là hiệu ứng xã hội mà công ty đã mang lại.  

Lập vườn ươm keo cấy mô tế bào

Trên cơ sở duy trì trồng và quản lý rừng bền vững, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ba Tơ đang hướng đến trồng rừng theo mô hình trồng keo cấy mô. Theo ông Ninh, kỹ thuật trồng và chăm sóc keo cấy mô phức tạp hơn gấp 3 lần cây keo giâm hom nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cũng cao gấp 3 lần các loại keo trồng lâu nay, và ít gây tác hại đến môi trường đất rừng.

Biết được thông tin này là năm 2013, trước thực trạng môi trường đất rừng trồng keo bị phá vỡ do mưa lũ gây ra, cùng với cây keo bán ngày càng tụt giá, nhân viên công ty đã lặn lội vào các tỉnh phía Nam để tìm hiểu cách ươm giống keo cấy mô tế bào để thực hiện trên vùng đất Ba Tơ, qua đó đã nhận thấy trồng keo cấy mô tế bào đã cho hiệu quả bất ngờ. Như, một chu kỳ trồng keo lai giâm hom 7-9 năm, khi khai thác chỉ thu được khoảng 120 – 130m3 gỗ, trong khi đó trồng keo cấy mô tế bào kéo dài từ 9-12 năm thì thu được khoảng 250m3 gỗ.

Thấy được lợi ích của việc trồng keo cấy mô tế bào và tận mắt chứng kiến cách gieo ươm trồng ở một số mô hình trong Nam Bộ, mùa trồng rừng năm 2014, Công ty lâm nghiệp Ba Tơ đã mua giống về trồng thử nghiệm trên 10ha đất rừng. Qua một năm cây phát triển nhanh chóng. Biết đất rừng Ba Tơ chịu với kỹ thuật ươm cấy mô tế bào, nên Công ty quyết định trồng trên diện rộng trong mùa trồng rừng năm 2015. Tuy vậy, vì cây giống quá đắt và dự định mua cây với một số lượng lớn để trồng nên qua tính toán khâu vận chuyển quá bất tiện và tốn kém, công ty đã quyết định mua giống về lập vườn ươm để chăm sóc.

Bây giờ, trên diện tích khoảng 200m2 đất, Công ty đã mua bao ni lông, chặt cây làm thành vòm phủ kín để đặt 300.000 cây keo giống cấy mô tế bào mua từ miền Nam về chăm sóc trong mùa nắng nóng này. Anh Lê Văn Ninh – Phó Giám đốc Công ty cho rằng: Chăm sóc cây keo cấy mô tế bào tuy khó, nhưng cây giống này luôn chịu nhiệt độ cao. Thời điểm này ươm trồng là thích hợp, nhưng khó là để vòm ni lông bung ra, không khí bên ngoài ùa vào là cây chết hàng loạt. Ngày nào anh em trong công ty cũng phải túc trực để chăm sóc cây đạt chất lượng. Dự kiến mùa mưa năm nay, công ty sẽ trồng trên diện tích 150ha.

Trồng được cây keo cấy mô tế bào, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ được môi trường. Bởi, lâu nay, nạn khai thác keo ồ ạt trước một vòng đời của cây keo nên dẫn đến nạn sạt lở núi, phá vỡ môi sinh đất rừng. Bây giờ, trồng keo cấy mô tế bào, chu kỳ khai thác tuy lâu hơn nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần cây keo giâm hom. Theo ông Ninh, qua nghiên cứu việc khai thác keo đúng độ tuổi, cây keo sẽ kịp trả lại độ dinh dưỡng cho đất, đồng thời đảm bảo được kinh tế bền vững lâu dài.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Giống Cây Trồng Trà Vinh Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Giống Cây Trồng Trà Vinh

Chiều ngày 30/01/2015, tại Lô C, đường Số 1, Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến giống cây trồng Trà Vinh. Tham dự lễ khánh thành có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phía Nam), lãnh đạo các sở, ngành tỉnh;

07/02/2015
Thí Điểm Xây Dựng Mô Hình Trồng Cây Mắc Ca Ở Tây Bắc Thí Điểm Xây Dựng Mô Hình Trồng Cây Mắc Ca Ở Tây Bắc

Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca được xếp vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”. Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi. Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn.

07/02/2015
Niềm Vui Niềm Vui "Nhân Đôi" Trên Cánh Đồng Khoai Mỡ Vụ Sớm

Những ngày cuối năm âm lịch, nông dân trồng khoai mỡ ở xã Phú Mỹ rất phấn khởi vì thu hoạch khoai mỡ bán được giá cao. Anh Lê Văn Hồng, ấp Phú Thạnh, phấn khởi cho biết, anh có 8 công đất trồng khoai mỡ, qua 3 đợt thu hoạch được trên 17 tấn khoai. Đợt 1 thu hoạch bán được giá 14.000 đồng/kg, đợt 2 có giá 13.500 đồng/kg, còn đợt 3 vừa mới thu hoạch cách nay mấy ngày bán được giá 10.000 đồng/kg.

07/02/2015
Mì Cuối Vụ Giá Giảm Vẫn Không Người Mua Mì Cuối Vụ Giá Giảm Vẫn Không Người Mua

Mì chỉ là cây trồng xen lấy ngắn nuôi dài của nông dân Bình Phước. Nhưng cứ “giáp hạt” là giá cao, vào vụ giá giảm. Năm nay, giá mì lúc vụ chính thì nông dân chỉ hòa vốn, nếu hộ nào không nhổ kịp thì nay lỗ giá và cũng không bán được. “Trồng mì khó có lãi” - ông Nguyễn Anh Nhật ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh) với 10 năm trồng mì thở dài.

07/02/2015
Xuất Khẩu Hạt Tiêu Chú Trọng Chất Lượng Xuất Khẩu Hạt Tiêu Chú Trọng Chất Lượng

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2015, ngành tiêu chủ trương không tăng số lượng mà củng cố nâng cao chất lượng, khuyến khích các DN đầu tư cho chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu toàn cầu.

07/02/2015