Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rau trong nhà màng công nghệ cao tạo nguồn thu lớn

Trồng rau trong nhà màng công nghệ cao tạo nguồn thu lớn
Ngày đăng: 25/09/2015

Công nghệ cao tạo nguồn thu lớn

Bước vào “nghiệp trồng rau” từ năm 1994 đến nay, ông Sáu đã đưa vào thử nghiệm SX với rất nhiều phương pháp canh tác khác nhau, nhưng đều không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Trước khi lựa chọn mô hình, ông đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm SX ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng), tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật hướng dẫn trồng rau công nghệ cao...

Mô hình trồng rau trong nhà màng đầu tiên ở huyện Phúc Thọ với diện tích 1.000 m2 đã ra đời vào tháng 9.2014 với số tiền đầu tư hơn 360 triệu đồng. Ông Sáu được UBND huyện Phúc Thọ hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng.

Vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng khung sắt, màng lưới che chắn kín, ông Sáu cho xây dựng kiểu nhà màng đóng mở cố định hai bên, để khi có gió to lùa vào cửa này sẽ ra ở cửa kia, vừa tránh hiện tượng tốc mái vừa giúp điều hòa không khí bên trong nhà màng.

Công nghệ trồng rau trong nhà màng là hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai của Thủ đô.

Theo ông Sáu, chi phí để xây dựng nhà màng rất tốn kém nhưng thu lại vốn cũng rất nhanh bởi những ưu điểm vượt trội của nó.

So với bên ngoài, rau trong nhà màng có thời gian thu hoạch ngắn hơn 5 - 7 ngày, năng suất đạt cao hơn 20%, cho sản phẩm đẹp do không bị tác động của thời tiết, không bị bệnh gây hại, trồng cây nào được cây đó, quả nào được quả đó nên giá trị sản phẩm cao gấp 2 - 3 lần.

Bên cạnh đó, những chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu đều giảm tối đa mà rau lại không bị sâu bệnh, phát triển tốt. Rau trong nhà màng hầu như không sử dụng thuốc BVTV, chỉ sử dụng nấm đối kháng và vôi bột để xử lý đất, nên rất an toàn cho người tiêu dùng.

Với diện tích 1.000 m2 trong vòng một năm, ông Sáu chia thành 3 giai đoạn canh tác.

Từ tháng 11 đến tháng 5 trồng cà chua, từ tháng 5 đến tháng 7 gieo ươm hàng loạt giống rau trái vụ để cung cấp giống cho bà con trong huyện, từ tháng 7 đến tháng 11 trồng dưa lê trái vụ cũng cho năng suất rất cao.

Trung bình mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 130 - 150 triệu đồng.

Với phương châm “khoa học kỹ thuật là chìa khóa mở đường cuộc sống” nên ông Sáu luôn mong muốn cho vườn rau của mình có những công nghệ ưu việt và tiện ích nhất.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng nhà màng, ông Sáu còn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và giàn phun sương.

Nếu như mong muốn của ông Sáu được giải quyết, thương hiệu rau của ông được khẳng định, được nhiều người biết đến thì liệu có đủ sản lượng rau, quả cung cấp cho nhu cầu của thị trường không khi mà vấn đề mở rộng mô hình vẫn còn là một bài toán khó!?

Công nghệ này vừa giảm sức lao động, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước, mang lại năng suất cây trồng cao. Công nghệ tưới nhỏ giọt Israel giúp tiết kiệm từ 30 - 50% lượng nước tưới so với bên ngoài.

Ông Sáu chia sẻ: “Công nghệ tưới nhỏ giọt rất hay ở chỗ khi tưới nhỏ giọt thì lượng nước sẽ được tưới tập trung, do đó cây hấp thụ chất dinh dưỡng và nước cũng tập trung nên rất tiết kiệm nước cũng như chất dinh dưỡng, không lãng phí mà vẫn đủ nuôi sống cây”.

Bên cạnh đó, là giàn phun sương được lắp đặt rất hiện đại, được sử dụng khi thời tiết hanh khô, nhiều ngày không có mưa...

Trăn trở người tiên phong

Công nghệ nhà màng trong SX nông nghiệp đã được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước. Đây là một mô hình trồng rau hiện đại với kinh phí đầu tư tương đối lớn mà không phải bất cứ người nông dân nào cũng có thể mạnh dạn đầu tư xây dựng.

Là người tiên phong trong huyện mạnh dạn đầu tư xây dựng và thử nghiệm canh tác với mô hình này, ông Sáu đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.

Tuy nhiên, điều ông Sáu trăn trở là mô hình thật sự rất hiệu quả, nhưng chi phí đầu tư quá lớn khiến bà con cũng như bản thân ông chưa có điều kiện để mở rộng thêm.

Ông Đặng Xuân Khanh, Trưởng cụm 2, xã Vân Phúc cho biết: “Xã Vân Phúc nói chung và cụm 2 nói riêng là vùng SX rau an toàn tập trung của huyện. Mô hình trồng rau trong nhà màng là mô hình rất mới đối với bà con địa phương.

Qua thực tế thử nghiệm của gia đình anh Vũ Văn Sáu, có thể thấy là đây mô hình rất hiệu quả. Tuy nhiên, khó có thể nhân rộng, do chi phí quá đắt, nên bà con chưa mạnh dạn đầu tư”.

Khó khăn trong nhận rộng mô hình là một phần, phần nữa chính là đầu ra cho sản phẩm. Đây là điều mà người tiên phong như ông Sáu trăn trở nhất.

Hiện nay, rau thu hoạch trong nhà màng chủ yếu chỉ cung cấp cho bà con địa phương và một số thương lái thu mua bán lại trên địa bàn huyện.

Ông chia sẻ: “Với sản lượng rau, quả tôi làm ra, bán ra ngoài vẫn hết, giá vẫn cao. Nhưng giữa sự lẫn lộn nhập nhằng rau sạch, rau bẩn như hiện nay thì người nào biết đến rau của tôi người ta mua ngay, nhưng người nào không biết thì không mua. Do vậy, tôi mong muốn tạo được thương hiệu rau của mình để cung cấp nguồn nông sản vào thành phố...”.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Sở Hạ Tầng Yếu Kém Khó Cho Nuôi Trồng Thủy Sản Cơ Sở Hạ Tầng Yếu Kém Khó Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Do hệ thống cấp thoát nước yếu kém và không có ao lắng, nên vào những ngày này bà con ngư dân nuôi trồng thủy sản gặp không ít khó khăn trong lấy nước vào hồ để chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

22/02/2014
Nghĩa Thắng Vẫn Đảm Bảo Nước Phục Vụ Tưới Tiêu Nghĩa Thắng Vẫn Đảm Bảo Nước Phục Vụ Tưới Tiêu

Theo ông Cao Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp), hiện nay toàn xã có khoảng hơn 6.300 ha cây trồng; trong đó có 98 ha lúa nước và hơn 2.023 ha cà phê là loại cây nhiều nước tưới.

18/03/2014
Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau) Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau)

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.

22/02/2014
Phát Triển 9.500 Ha Tôm Quảng Canh Cải Tiến Phát Triển 9.500 Ha Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Năm 2014, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đặt ra chỉ tiêu phát triển mới 9.500 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, đến nay nông dân đã thực hiện được gần 1.000 ha.

22/02/2014
Trồng Quýt Đường Cho Thu Nhập Cao Trồng Quýt Đường Cho Thu Nhập Cao

Ngoài quýt, ông Tứ còn trồng xen canh, đa cây để có nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay, vườn cây ăn quả của gia đình ông có khoảng 800 cây quýt đường, 130 trụ tiêu, 200 cây chôm chôm thái và 600 cây na. Tất cả các loại cây năm nay đều đã cho thu hoạch. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi gần 400 triệu đồng/năm.

18/03/2014