Trồng Rau Bò Khai Cho Thu Nhập Cao

Hiện nay, bà con dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn đang trồng và nhân rộng giống rau bò khai trong các vườn rừng. Ðây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Ðiển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Dương, ở tổ 13, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Ðồn. Năm 2008, nhà chị ươm khoảng 100 gốc. Sau tám tháng, cây sinh trưởng tốt, cho sản phẩm ổn định. Mỗi ki-lô-gam rau bò khai được bán với giá từ 30 đến 40 nghìn đồng. Với khoảng 200 gốc rau bò khai hiện có, mỗi tháng gia đình chị Dương có thu nhập khoảng bốn triệu đồng.
Ðây là số tiền lớn đối với một hộ dân vùng miền núi phía bắc. Không chỉ riêng gia đình chị Dương, mà nhiều hộ dân nơi đây cũng nhờ trồng rau bò khai mà có tiền đầu tư phát triển kinh tế hộ, lo cho con cái ăn học và mua sắm được nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình. Phần lớn các hộ gia đình cho biết sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau bò khai.
Thị trường tiêu thụ rau bò khai hiện cũng khá ổn định và có xu hướng được mở rộng do loại rau này không chỉ phục vụ bữa ăn cho người dân địa phương mà còn là sản phẩm nông nghiệp được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà mang về.
Ngoài ra, cây rau bò khai còn có một lợi thế nữa là dễ trồng, ít sâu bệnh. Sau khi giâm cành 20 ngày là phát triển rễ cây, khoảng hai tháng có thể đem trồng.
Ðể có nhiều ngọn non, vào tháng 10 âm lịch cần phát các cành già. Loại cây này dễ nhân giống, chỉ cần cắt đoạn hom dài từ 5 đến 7 cm (thường gồm ba đốt) rồi nhúng đoạn cành muốn giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, sau đó đem giâm trên luống đất đã khử trùng (độ sâu khoảng một phần ba chiều dài đoạn hom), hoặc giâm vào bầu, thành phần đất bầu là 90% đất, 1% vi sinh, nếu có phân chuồng ủ hoại là tốt nhất.
Cây rau bò khai có chu kỳ thu hoạch nhanh và thời gian thu hoạch kéo dài. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ cần cách từ 3 đến 5 ngày là được một đợt hái ngọn, thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài khoảng từ 8 đến 9 tháng trong năm (chỉ trừ những tháng lạnh nhất của mùa đông).
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NNPTNT Đăk Lăk, mùa mưa năm nay, đồng bào các dân tộc ở tỉnh này có kế hoạch trồng mới gần 1.000ha cây ăn quả mà thị trường ưa chuộng theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ yếu là bơ sáp, sầu riêng, chôm chôm, nhãn lồng, vải, xoài, ổi không hạt, cam sành, quýt đường.

Những năm gần đây việc sản xuất, phân phối rau sạch ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tại TP.HCM và các khu vực lân cận. Nhiều doanh nghiệp không ngần ngại bỏ ra tiền tỷ để đầu tư sản xuất rau sạch, khi thấy thị trường rau sạch rộng mở và có tiềm năng phát triển.

Màu đỏ của chôm chôm cứ rực lên như những đốm lửa nhỏ, khẽ tách lớp vỏ ra sẽ gặp một hòn ngọc trong vắt, cắn ngập răng vị ngọt mát rất thanh, nhai lớp cùi giòn, tách hạt dễ dàng...

Mô hình kinh tế tập thể trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và thương mại, dịch vụ đã tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần tô điểm bức tranh kinh tế nông thôn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thêm nhiều khởi sắc.

Góp sức cùng cả hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) phục vụ chương trình "Tam nông", 4 năm qua tín dụng cho nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ đã tạo ra “lực đẩy” trong sản xuất kinh doanh của hàng nghìn hộ trên địa bàn huyện Thanh Thủy, góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương.