Trồng Ớt Sừng Trâu Lời Gấp 10 Lần Trồng Lúa

Thực hiện cơ cấu chuyển đổi cây trồng, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã đầu tư trồng ớt thay cây lúa, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Châu Văn Phương ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có truyền thống trồng mía, nhưng mấy năm nay giá cả bấp bênh, đời sống gia đình khó khăn. Được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại giống ớt sừng vàng châu Phi ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán cao.
Hiện tại với 1 công đất trồng (1.000m2), cứ cách khoảng 2 ngày anh thu hái một lần được 30kg ớt sừng vàng châu Phi, bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết các loại chi phí, anh còn lãi hơn 50 triệu đồng/2 vụ/năm. Có lúc cao điểm như dịp tết, ớt sừng vàng bán được giá đến 35.000 đồng/kg, làm gia đình anh rất phấn khởi, cuộc sống từ đó ổn định hơn.
Nông dân ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũng nổi tiếng với mô hình trồng ớt làm giàu khá bài bản, thành lập hẳn một tổ hợp tác trồng ớt với hơn 25 thành viên. Ban đầu, gia đình anh Phạm Văn Hơn có 3 công đất trồng lúa không hiệu quả. Anh đã tham gia vào tổ hợp tác và chuyển đổi sang trồng giống ớt sừng trâu F1 châu Phi. Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 2,5 tháng, gia đình anh thu hoạch hơn 2 tấn quả/công, thu gần 60 triệu đồng tiền lãi.
Gần đó có gia đình anh Phạm Phú Yên cũng tham gia vào tổ hợp tác trồng ớt với 1 công đất. Vụ này anh thu hoạch hơn 2,1 tấn quả/công, sau khi trừ chi phí, gia đình anh lãi khoảng 20 triệu đồng/vụ (3 tháng), cao gấp 10 lần so với trồng lúa. Anh cho biết: “Khi trồng ớt, gia đình tôi có sử dụng màng phủ đem lại nhiều lợi ích như tránh được sâu bệnh, ít hao phân, thuốc trừ sâu...”.
Để đảm bảo cho các thành viên trong tổ hợp tác trồng ớt đạt hiệu quả kinh tế cao, tổ thường xuyên duy trì họp mặt các thành viên để đưa ra lịch thời vụ trồng bằng hình thức xoay vòng giữa các hộ trong tổ, tránh tình trạng dội chợ và liên kết với doanh nghiệp ở Cần Thơ thu mua toàn bộ sản phẩm.
Anh Huỳnh Văn Giàu - Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè cho biết: “Để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế gia đình, xã đã vận động thành lập tổ hợp tác trồng ớt, nhằm giúp cho các hộ nông dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đưa vào sản xuất. Mô hình này hiện đang đạt hiệu quả khá cao, cho thu nhập gấp 8 - 10 lần trồng lúa. Xã sẽ tạo điều kiện cho tổ hợp tác trồng ớt tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, Ngân hàng NNPTNT để nhân rộng mô hình”.
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.