Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững

Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững
Ngày đăng: 30/07/2013

Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.

Theo số liệu của ngành NN&PTNT cho thấy cây ớt được nông dân tỉnh ta trồng hàng năm 850-900 ha, sản lượng 7.000- 8.000 tấn trái tươi. Ninh Thuận là một trong những vựa ớt lớn của vùng cực Nam Trung bộ. Ớt từ Phan Rang xuôi vào TP. Hồ Chí Minh và ngược ra Huế, Đà Nẵng.

Cây ớt Ninh Thuận được trồng tập trung ở Phước Sơn, Phước Thuận, Văn Hải, Phước Mỹ… Những người thạo nghề trồng ớt cho biết trái ớt dùng làm gia vị trong nước và xuất khẩu. Trồng ớt là nghề lai rai lượm bạc lẻ. Tuy không lấy tiền "một cục" như nho, thuốc lá, mía đường nhưng có ớt chín là nông dân rủng rỉnh có tiền tiêu xài hàng ngày. Xưa nay, trong giới thu mua và người trồng ớt ở tỉnh ta có luật bất thành văn :"Cân ớt trả tiền liền".

Nông dân Nguyễn Hùng Vương ở thôn Khánh Hội (xã Tri Hải, huyện Ninh Hải) chuyên nghề trồng ớt cho biết đầu tháng 10-2012, anh đầu tư hơn 5 triệu đồng trồng 1,5 sào ớt. Sau ba tháng trồng chăm sóc chu đáo, vườn ớt nhà anh thu hoạch, trung bình 3 ngày hái 1 lần được 100 kg trái chín. Chủ vựa thu mua ớt tại vườn từ 12- 15 ngàn đồng/kg. Chỉ với 1,5 sào đất trồng ớt, anh Vương có thu nhập mỗi tháng 10- 12 triệu đồng bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.

Các chủ vựa thu mua ớt cũng đã tạo được việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động địa phương có thu nhập 1,5- 2 triệu đồng/tháng. Những người cao tuổi, chị em phụ nữ tham gia công đoạn lặt cuống, phân loại, đóng bao cho các chủ vựa ớt. Chị Nguyễn Thị Phúc, chủ vựa ớt ở thôn Phước Khánh (Phước Thuận, Ninh Phước) có hơn 30 năm hành nghề thu mua ớt của nông dân chuyển vô tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh.

Ớt Ninh Thuận có vị cay thơm, màu chín đỏ tươi được các doanh nghiệp chế biến tương ớt ưa chuộng. Tùy theo mùa vụ, giá ớt thương phẩm dao động từ 10- 25 ngàn đồng/kg. Vựa ớt chị Phúc tạo việc làm thường xuyên cho 20- 25 lao động nữ, giúp chị em ổn định cuộc sống gia đình.

Tuy nông dân chưa làm giàu từ cây ớt nhưng nó đã bảo đảm được đời sống cho hàng ngàn nông hộ. Nhiều gia đình nuôi con cái ăn học thành đạt cũng nhờ nghề trồng ớt. Trong nhiều thập kỷ qua, cây ớt gắn bó thuỷ chung với vùng đất Ninh Thuận. Nông dân trồng ớt theo kinh nghiệm "cổ truyền", thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật của nhà khoa học. Người trồng ớt rất mong được sự giúp đỡ của ngành NN&PTNT nâng cao năng suất và chất lượng nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá

Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.

20/02/2014
Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

17/03/2014
Người Khmer Trồng Rau An Toàn Người Khmer Trồng Rau An Toàn

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

20/02/2014
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam & Tiền Giang Hợp Tác Để Cùng Phát Triển Viện Cây Ăn Quả Miền Nam & Tiền Giang Hợp Tác Để Cùng Phát Triển

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.

17/03/2014
Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.

20/02/2014