Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ớt Chỉ Thiên Lai F1 Capri 45 Lãi Cao Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trồng Ớt Chỉ Thiên Lai F1 Capri 45 Lãi Cao Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 20/05/2012

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An …và một số tỉnh ở miền Đông Nam bộ đã phấn khởi nhờ trồng ớt chỉ thiên mang lại hiệu quả đáng kể. Mặc dù, hiện nay giá ớt trên thị trường đôi lúc biến động, nhưng đa số bà con đều thu nhập cao hơn so với trồng lúa.

Ông Lưu Văn Phúc, một thương lái chuyên thu mua ớt chỉ thiên ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp cho biết: Bình quân mỗi ngày tôi thu gom trên 7 tấn ớt tươi để giao lại cho các vựa chuyên sơ chế xuất khẩu. Theo ông, giá ớt năm nay có giảm so với năm rồi, nhưng người trồng vẫn có lời. Hiện ớt tươi mua tại vườn với giá 12.000 -14.000 đồng/kg và ớt khô bán ra 60.000 - 80.000 đồng/kg. Bình quân cứ 4 kg ớt tươi sau khi phơi khô, bỏ cuốn còn được 1 kg ớt khô. Đặc tính của ớt chỉ thiên giống mới là ớt lai F1 được nhập khẩu từ Thái Lan, do Cty TNHH Lâm Khải Minh đưa vào thị trường Việt Nam thử nghiệm và phổ biến trên diện rộng, thành công nhất là tại huyện An Phú, (An Giang), huyện Thanh Bình, (Đồng Tháp), huyện Trà Cú, (Trà Vinh), huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) đã được thị trường XK ưa chuộng vì ớt võ dầy, đễ được lâu, độ cay cao…

Ông Nguyễn Ngọc Tân một trong những người trồng đạt hiệu quả cao nhất ở ấp Tân Thuận A, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình – Đồng Tháp cho biết: Đã xuống giống từ sau tết nguyên đán 2012 trên một diện tích 6.500 m2, hiện đang thu hoạch trái bán cho thương lái. Giống ớt cay chỉ thiên F1 do Cty Lâm Khải Minh cung cấp có nhiều ưu thế là cây sinh trưởng mạnh, phân nhánh tốt đồng loạt, trái cứng, ít bệnh thán thư, ít rụng bông và trái non. Cùng niềm vui trúng mùa ớt vụ ĐX, hộ ông Võ Văn Dữ, người có trên 10 năm kinh nghiệm về cây ớt ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình – Đồng Tháp, khẳng định: Giống ớt lai F1 Capri 45, phát triến mạnh, năng suất cao vượt trội so với các loại giống ớt khác, chi phí đầu tư 1 công ớt có thể nhẹ hơn từ 20-30% chi phí so với trồng các loại giống truyền thống. Người trồng chỉ mất khoảng 70 ngày chăm sóc là bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch có thể kéo dài tới 100 ngày, tùy điều kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác kéo dài thời gian tuổi thọ cây ớt cho trái.

Một số bà con nông dân sản xuất giỏi, chuyên canh cây ớt ở Đồng Tháp cho biết: Trung bình một công đất trồng được 5.000 cây, nếu đạt năng suất có thể lên tới 2,5-3 tấn/công. Với giá ớt tươi 12.000 -13.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng sẽ thu lãi từ 18-20 triệu/công, cao hơn trồng lúa gấp ba, bốn lần. Đó là chưa kể những lúc ớt có giá cao, thời điểm cao nhất trong năm 2011 là 25.000 - 30.000 đồng/kg, lúc đó nông dân lãi cao gấp 5-6 lần trồng lúa. Vòng quay của ớt cho thu hoạch thông thường cách nhau 2 ngày một lần bẻ. Để cho thời gian thu hoạch của cây ớt kéo dài, năng suất tăng lên, nhà vườn cũng cần chăm sóc kỹ, thăm đồng thường xuyên để xử lý kịp thời, tránh tình trạng cây bệnh, lá quắn và rụng bông.

Ông Nguyễn Văn Kẹm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Thanh Bình – Đồng Tháp, cho biết: Huyện Thanh Bình là thủ phủ chuyên canh cây ớt nhiều nhất trong tỉnh, chiếm 1.000 ha/1.800 ha diện tích xuống giống của tỉnh. Mỗi năm huyện cho sản lượng ớt từ 24.000 - 25.000 tấn chủ yếu xuất khẩu sang Campuchia, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhờ vậy giúp cho người trồng ớt tại địa phương có nguồn tiêu thụ ổn định và cho thu nhập rất cao so với trồng lúa. Mặc dù giống ớt chỉ thiên lai F1 Capri 45 mới triển khai tại huyện Thanh Bình chưa đầy một năm nhưng hiệu quả thật đáng khích lệ, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo bà con tăng diện tích ớt trong các vụ tới. Đặc biệt nên chọn giống chất lượng cao, có uy tín chẳng hạn như giống F1 Capri 45, đang là ưu điểm hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim? Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim?

Hiện nay, huyện Cái Nước (Cà Mau) có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

30/06/2013
Cơ Hội Chuyển Đổi Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp Cơ Hội Chuyển Đổi Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp

Câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong cuộc họp Chính phủ hôm (27.6) như một điển hình mà nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.

30/06/2013
Cầu Nối Giữa Nông Dân Với Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Cầu Nối Giữa Nông Dân Với Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống cây, con mới vào sản xuất để giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) tỉnh đã thực hiện thí điểm nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao để chuyển giao cho nông dân.

30/06/2013
Hướng Đến Cánh Đồng Hơn 100 Triệu Đồng/ha Hướng Đến Cánh Đồng Hơn 100 Triệu Đồng/ha

Là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Hòa An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích sản xuất nông nghiệp hàng hóa hằng năm đều tăng về sản lượng và giá trị sản xuất.

30/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Lương Thông Hiệu Quả Từ Mô Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Lương Thông

Xã Lương Thô là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thông Nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế.

30/06/2013