Trồng Ổi Xen Cam Hạn Chế Bệnh Greening

Sở KH-CN Nghệ An phối hợp với Cty Nông nghiệp Xuân Thành triển khai dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” tại huyện Quỳ Hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh, tác nhân lan truyền bệnh Greening.
Dự án đã tổ chức tập huấn, chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật cho hộ tham gia mô hình 6 quy trình công nghệ gồm: Quy trình thiết kế vườn, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý dinh dưỡng, thu hoạch - bảo quản cam, ổi và xử lý ra hoa trái vụ cho ổi.
Thông qua các lớp tập huấn, học viên được học lý thuyết trên lớp và thực hành ngay tại các vườn trồng ổi xen cam về các biện pháp kỹ thuật như bón phân, nhận biết sâu bệnh và biện pháp phòng trừ, kỹ thuật ghép đoạn cành, ghép mắt để nhân giống bằng phương pháp vô tính, cắt tỉa để tạo hình, tạo tán và xử lý cho ổi ra hoa trái vụ…Đối tượng theo dõi là 2 giống ổi không hạt và ổi Đài Loan trồng xen trong các vườn cam Xã Đoài hoặc cam V2.
Kết quả theo dõi sau 3 năm thực hiện dự án cho thấy:
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ổi, cam trên cả 2 mô hình đều nhanh hơn so với đối chứng trồng thuần cam, trong đó cây ổi trong mô hình trồng mới (ổi xen cam) sinh trưởng nhanh hơn so với cây ổi trong mô hình trồng ổi xen trong vườn cam 2 tuổi, có thể là do nhu cầu dinh dưỡng cây cam 2 tuổi đã ảnh hưởng đến cây ổi mới trồng. Tỷ lệ ra hoa, đậu quả của cả 2 giống ổi trồng xen trong 2 mô hình (trồng mới xen cam và trồng xen trong vườn cam 2 tuổi) đều cao và không có sự khác biệt giữa 2 công thức.
- Tình hình sâu bệnh hại: Trồng ổi xen trong cườn cam có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh greening trên cây cam (tỷ lệ nhiễm bệnh greening ở mô hình trồng mới ổi xem cam là 13,3%, mô hình trồng ổi xen cam 2 tuổi là 20% trong khi ở vườn không trồng xen ổi là 56,67%); làm giảm số lần phun thuốc trong vườn cam từ 25 - 30 lần/năm xuống còn 3 - 5 lần/năm; làm giảm tỷ lệ sâu bệnh hại trên vườn cam, đặc biệt là một số sâu bệnh hại quan trọng như rầy chổng cánh, rệp muội và sâu vẽ bùa, do vậy sẽ giảm sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Về hiệu quả kinh tế: Mặc dù mô hình mới thu bói năm đầu nhưng đầu tư theo quy trình trồng xen ổi trong vườn cam chỉ hết 141,8 triệu đồng, năng suất đạt 7,65 tấn/ha ổi, 10,53 tấn/ha cam. Thu nhập bình quân đạt 175,95 triệu đồng/ha, lãi thuần đạt 34,15 triệu đồng/ha.
- Nhờ trồng xen ổi trong vườn cam mà độ che phủ đất cao hơn, hạn chế được độ bốc hơi, đất được giữ ẩm tốt hơn, cât cam sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Các kỹ thuật được áp dụng trong mô hình trồng xen ổi với cam góp phần quản lý cây trồng tổng hợp, giúp người nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ, chuyển đổi theo hướng thâm canh, SX hàng hóa hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đỗ Thanh Ngọc - Trưởng trạm Thú y huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, hiện có hơn 300 ngàn con vịt trên các cánh đồng của huyện do nông dân địa phương đang thu hoạch lúa hè thu. Chủ yếu là các đàn vịt chạy đồng của các hộ dân trên địa bàn huyện và một số đàn vịt ở các tỉnh lân cận như: An Giang, Long An.

Cùng với trứng vịt Đồng Rui, mật ong, khau nhục, bánh gật gù, kẹo lạc hồng, bánh chả... gà đồi Tiên Yên đang dần trở thành một thương hiệu mạnh, mang tính đặc trưng của vùng đất cửa ngõ miền Đông tỉnh Quảng Ninh…

Anh Bùi Văn Hoa ngụ ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, gia đình anh có 4 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Những năm trước đây, thu nhập chính của gia đình chủ yếu là trồng lúa với diện tích 0,9ha, lợi nhuận không cao.

Tính đến ngày 26/06, Sóc Trăng đã thả giống 18.608 ha tôm nước lợ, đạt 41,35% kế hoạch, trong đó có hơn 5.304 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm 28,8% diện tích thả nuôi, đa số tôm chết ở giai đoạn từ 20 – 45 ngày tuổi.

Nắng hạn kéo dài đã tác động xấu đến hoạt động ương nuôi và sản xuất các loại giống thủy sản tại các Trạm thực nghiệm (TTN) nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trước tình hình trên, Trung tâm Giống thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã ngừng sản xuất con giống, tập trung các biện pháp bảo vệ các loại giống thủy sản.