Trồng Ổi Xen Cam Hạn Chế Bệnh Greening

Sở KH-CN Nghệ An phối hợp với Cty Nông nghiệp Xuân Thành triển khai dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” tại huyện Quỳ Hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh, tác nhân lan truyền bệnh Greening.
Dự án đã tổ chức tập huấn, chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật cho hộ tham gia mô hình 6 quy trình công nghệ gồm: Quy trình thiết kế vườn, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý dinh dưỡng, thu hoạch - bảo quản cam, ổi và xử lý ra hoa trái vụ cho ổi.
Thông qua các lớp tập huấn, học viên được học lý thuyết trên lớp và thực hành ngay tại các vườn trồng ổi xen cam về các biện pháp kỹ thuật như bón phân, nhận biết sâu bệnh và biện pháp phòng trừ, kỹ thuật ghép đoạn cành, ghép mắt để nhân giống bằng phương pháp vô tính, cắt tỉa để tạo hình, tạo tán và xử lý cho ổi ra hoa trái vụ…Đối tượng theo dõi là 2 giống ổi không hạt và ổi Đài Loan trồng xen trong các vườn cam Xã Đoài hoặc cam V2.
Kết quả theo dõi sau 3 năm thực hiện dự án cho thấy:
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ổi, cam trên cả 2 mô hình đều nhanh hơn so với đối chứng trồng thuần cam, trong đó cây ổi trong mô hình trồng mới (ổi xen cam) sinh trưởng nhanh hơn so với cây ổi trong mô hình trồng ổi xen trong vườn cam 2 tuổi, có thể là do nhu cầu dinh dưỡng cây cam 2 tuổi đã ảnh hưởng đến cây ổi mới trồng. Tỷ lệ ra hoa, đậu quả của cả 2 giống ổi trồng xen trong 2 mô hình (trồng mới xen cam và trồng xen trong vườn cam 2 tuổi) đều cao và không có sự khác biệt giữa 2 công thức.
- Tình hình sâu bệnh hại: Trồng ổi xen trong cườn cam có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh greening trên cây cam (tỷ lệ nhiễm bệnh greening ở mô hình trồng mới ổi xem cam là 13,3%, mô hình trồng ổi xen cam 2 tuổi là 20% trong khi ở vườn không trồng xen ổi là 56,67%); làm giảm số lần phun thuốc trong vườn cam từ 25 - 30 lần/năm xuống còn 3 - 5 lần/năm; làm giảm tỷ lệ sâu bệnh hại trên vườn cam, đặc biệt là một số sâu bệnh hại quan trọng như rầy chổng cánh, rệp muội và sâu vẽ bùa, do vậy sẽ giảm sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Về hiệu quả kinh tế: Mặc dù mô hình mới thu bói năm đầu nhưng đầu tư theo quy trình trồng xen ổi trong vườn cam chỉ hết 141,8 triệu đồng, năng suất đạt 7,65 tấn/ha ổi, 10,53 tấn/ha cam. Thu nhập bình quân đạt 175,95 triệu đồng/ha, lãi thuần đạt 34,15 triệu đồng/ha.
- Nhờ trồng xen ổi trong vườn cam mà độ che phủ đất cao hơn, hạn chế được độ bốc hơi, đất được giữ ẩm tốt hơn, cât cam sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Các kỹ thuật được áp dụng trong mô hình trồng xen ổi với cam góp phần quản lý cây trồng tổng hợp, giúp người nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ, chuyển đổi theo hướng thâm canh, SX hàng hóa hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.

Thời gian gần đây, dư luận trên địa bàn tỉnh xôn xao việc các thương lái thu mua bông thanh long trước khi nở 1 ngày với giá từ 2.700 – 3.500 đồng/kg mà đầu nậu là người Trung Quốc. Hàng chục tấn bông thanh long chở đi đâu, làm gì đến cả người thu mua cũng không biết?